Tăng hỗ trợ, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính từ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 106 - 110)

ngân sách tỉnh, từ xã hội hóa trong thực hiện bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai

Kinh phí luôn là một trong những vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện công việc. Đảm bảo kinh phí chính là đảm bảo điều kiện vật chất để tiến hành công việc. Từ năm 2011 thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 tỉnh đã được hỗ trợ ngân sách trung ương để thực hiện các mô hình, dự án trong khuôn khổ chương trình quốc gia, nhìn chung nguồn kinh phí này tương đối đáp ứng nhu cầu hoạt động, tuy nhiên từ năm 2016 thì trung ương không phân bổ kinh phí cho tỉnh mà ngân sách tỉnh phải tự cân đối.

Hiện nay, kinh phí hoạt động bình đẳng giới của tỉnh Đồng Nai gồm hai nguồn: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo khoản 1 điều 24 Luật Bình đẳng giới “nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm ngân sách nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; các nguồn thu hợp pháp khác” [27, tr.14.]. Tuy nhiên, đến nay nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới của tỉnh hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách

nhà nước, chưa huy động được các nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, chưa khuyến khích các hoạt động tăng nguồn kinh phí. Do đó để tăng cường kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới, các cơ quan, tổ chức có thể huy động các nguồn đóng góp, tranh thủ các dự án của các tổ chức nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt cần chú trọng để làm tốt công tác lồng ghép giới, tranh thủ nguồn kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động việc làm để nâng cao kết quả thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bình đẳng giới liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt nó là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có sự đầu tư lâu dài. Trước mắt, cần tập trung kinh phí để củng cố tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới, trong đó kinh phí chủ yếu để trả lương, thanh toán chế độ công tác phí ở cấp cơ sở; trợ cấp cho đội ngũ cộng tác viên. Tiếp theo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy bình đẳng giới như trang thiết bị phục vụ công tác bình đẳng giới; xây dựng các nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình; hỗ trợ xây dựng nhà giữ trẻ tại các khu công nghiệp, khu nhà trọ có đông lao động nữ; trang bị cho địa điểm sinh hoạt của các câu lạc bộ bình đẳng giới ở địa bàn dân cư.

Bình đẳng giới có đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nhận thức của người dân, do đó cần đầu tư kinh phí để đẩy mạnh công tác truyền thông, tập trung vào các chiến dịch truyền thông in ấn, phát hành tờ rơi tuyên truyền, các pano, áp phích tuyên truyền; nâng cao chất lượng và số lượng của chuyên mục về bình đẳng giới trên truyền hình đài phát thanh truyền hình tỉnh, đài truyền thanh huyện, trên báo Đồng Nai, báo Lao động Đồng Nai và trên các trang thông tin điện tử của tỉnh, của các sở ngành; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho những người làm công tác quản lý, xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Vấn đề đảm bảo kinh phí không phải là cung cấp thật nhiều kinh phí cho hoạt động. Điều quan trọng là phải sử dụng kinh phí thật hiệu quả, tiết kiệm, đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo kinh phí được triển khai đem lại lợi ích thiết thực tối đa cho những người được hưởng lợi từ các chính sách. Hàng năm và sau khi kết thúc chuyên đề, dự án cần có kiểm tra, tổng kết tình hình sử dụng kinh phí để đánh giá hiệu quả, tính toán kinh phí

hợp lý cho các chương trình, kế hoạch tiếp theo. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới chính là đáp ứng các điều kiện cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu mà tỉnh đã đề ra.

3.3.5. Tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai

Thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá là việc làm cần thiết để đánh giá tình hình hoạt động, nhận xét những ưu điểm, hạn chế, để từ đó tháo gỡ khó khăn, giải quyết những đề xuất, kiến nghị, có cơ sở biểu dương, khen thưởng hoặc xử lý vi phạm các đơn vị được thanh tra, kiểm tra nhằm có kế hoạch, biện pháp thúc đẩy giúp đơn vị hoạt động tốt hơn. Đối với công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, thì tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra không những là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước mà còn thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp tỉnh đối với công tác bình đẳng giới, qua đó đôn đốc nhắc nhở các đơn vị quan tâm hơn đến công tác này.

Công tác thanh, kiểm tra phải tổ chức theo đúng quy định, quy trình. Công tác này giao cho thanh tra ngành LĐTBXH chủ trì thanh tra hành chính đối với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện chương trình, mục tiêu, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt theo Nghị định số 55/2009/NĐ- CP của Chính phủ. Việc thanh, kiểm tra có thể tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đồng Nai là tỉnh công nghiệp, nên có nhiều doanh nghiệp hoạt động với lực lượng lao động lớn, dễ nảy sinh nhiều tiêu cực trong thực hiện pháp luật lao động về bình đẳng giới,

do đó, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung thanh tra các doanh nghiệp để đảm bảo môi trường lao động bình đẳng cho cả nam giới và nữ giới.

Tỉnh có thể thực hiện nhiều phương pháp, hình thức thanh tra, kiểm tra để tăng cường hiệu quả công tác này như:

Thứ nhất, ngoài việc kiểm tra định kỳ vào cuối năm để đánh giá tình hình hoạt động hàng năm, tỉnh xem xét tổ chức kiểm tra vào giữa năm để đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm tra trong 6 tháng cuối năm. Thực tế kiểm tra cho thấy nhiều đơn vị còn chậm trễ, lúng túng trong việc triển khai thực hiện hoạt động quản lý về bình đẳng giới, nhưng do tỉnh triển khai kiểm tra vào cuối năm nên đơn vị không thể kịp thời khắc phục hạn chế, mọi nỗ lực phấn đấu phải bắt đầu từ năm sau.

Thứ hai, do thành phần đoàn kiểm tra là công chức cấp tỉnh tiến hành kiểm tra cấp huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn nên hạn chế về nhân sự, thời gian, không thể kiểm tra đồng loạt nhiều đơn vị. Vì vậy tỉnh nên phân công cho cấp huyện tổ chức kiểm tra cấp xã trên địa bàn huyện hoặc kiểm tra chéo các huyện khác, sau đó báo cáo kết quả cho sở LĐTBXH là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì quản lý công tác bình đẳng giới của tỉnh. Tỉnh có thể tổ chức các đoàn kiểm tra liên sở, ngành để kiểm tra cấp huyện hoặc kiểm tra điểm một số xã để đánh giá tình hình hoạt động cấp cơ sở cũng như đánh giá kết quả kiểm tra của các huyện. Việc phân cấp như vậy sẽ đảm bảo tất cả các đơn vị được kiểm tra hàng năm, tránh tình trạng năm được kiểm tra thì đơn vị thực hiện tốt, sau đó lại thực hiện không tốt vì biết trước không bị kiểm tra trong vài năm tới. Việc phân cấp kiểm tra còn tăng cường trách nhiệm của cấp huyện. Nếu tổ chức kiểm tra chéo còn giúp các huyện, thị, thành phố đánh giá được thực trạng hoạt động của địa phương mình trong mối

tương quan với các địa phương khác, có thể học tập những kinh nghiệm, mô hình hay, phù hợp để vận dụng cho địa phương mình.

Thứ ba, đối với hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, bên cạnh việc giám sát của HĐND, UBND, các tổ chức chính trị xã hội như MTTQ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội LHPN cần huy động sự giám sát của các cơ quan truyền thông đại chúng và quần chúng nhân dân để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới được thực hiện tốt, có hiệu quả, đồng thời tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác này.

Ngoài ra, cần tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sơ, tổng kết hoạt động bình đẳng giới các cấp, nhất là cấp huyện và cấp cơ sở, phải được tiến hành thường xuyên 6 tháng, hàng năm; qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động, kịp thời biểu dương tập thể, cá nhân làm tốt, chấn chỉnh những nội dung, công việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt, đồng thời kịp thời đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc lên cấp trên nhất là những nội dung liên quan đến thực hiện Luật bình đẳng giới, Nghị định xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)