UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 6413/KH-UBND ngày 12/8/2013 về thực hiện Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 7742/KH- UBND ngày 20/9/2013 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 4344/KH-UBND ngày 23/5/2014 về thực hiện Đề án kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 4418/KH-UBND ngày 26/5/2014 về Phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2214/KH-UBND ngày 30/3/2015 về thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 nhờ
đó mà công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, ngày càng đi vào chiều sâu; nhiều mô hình câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, điểm tạm lánh, địa chỉ tin cậy được thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
Từ năm 2011-2015 đã tổ chức 40 lớp tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình; thành lập 11 câu lạc bộ “nam giới nói không với bạo lực gia đình”; tổ chức liên hoan nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, liên hoan câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, liên hoan các khu nhà trọ văn hóa. Hiện nay toàn tỉnh đã thành lập được 548 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững với 13.796 thành viên trong các ấp, khu phố có câu lạc bộ; 978 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 954 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 01 điểm tư vấn phòng chống bạo lực gia đình của tỉnh và 347 điểm tư vấn cơ sở; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn được sử dụng làm điểm tạm lánh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình; Tiếp nhận và giải quyết 4.420 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài; trong đó phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là 4.132 trường hợp.
Thời gian qua, việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình tại Đồng Nai đã được chú trọng, tỷ lệ nam giới làm công việc gia đình ngày càng tăng, tạo cơ hội để phụ nữ tham gia công việc ngoài xã hội. Theo kết quả khảo sát năm 2016 của Sở LĐTBXH cho thấy mức độ thường xuyên tham gia công việc gia đình của nam giới khối cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là 30% nam giới nấu ăn, 41,7% dạy con học, 30,8% trông con, trên 30% dọn dẹp nhà cửa và 21,8% giặt giũ quần áo. Phụ nữ, nam giới ngày càng có ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình và ngoài xã hội, tỷ lệ giữa nam và nữ tham gia công việc của cộng đồng, họ hàng và các hoạt động xã hội đang dần xích lại gần nhau (phụlục 2).
Trong 05 năm, phát hiện 1.471 vụ bạo lực gia đình, trong đó có trên 1.250 vụ bạo lực đối với phụ nữ. Số người gây bạo lực gia đình được phát hiện, tư vấn là 977 người/1.471 vụ bạo lực đạt 66,4%; số người bị bạo lực gia đình được phát hiện, tư vấn là 966 người/1.471 vụ bạo lực đạt 65,7%; tiếp nhận 14 tin báo, tố giác tội phạm mua bán người, chiếm đoạt trẻ em; đã điều tra làm rõ 08 vụ, bắt 11 đối tượng.
Số nạn nhân là nữ giới trong các vụ bạo lực gia đình gấp nhiều lần so với nam giới. Trong thực tế, các vụ bạo lực gia đình vẫn xẩy ra bất bình đẳng giới, thế nhưng, các cơ quan chức năng chỉ ghi nhận các đơn thư về bạo lực gia đình chứ không có xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới theo quy định. Nguyên nhân chủ yếu là sự đấu tranh của người phụ nữ trước bạo lực gia đình và vấn đề bình đẳng giới còn hạn chế, thiếu kiên quyết, cam chịu, sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của gia đình trước họ hàng, làng xóm và khi đó trong trường hợp có bạo lực xảy ra thì hình thức xử lý của pháp luật mới dừng lại ở cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục, chỉ khi nạn nhân chứng minh thương tích 11% trở lên mới truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai
Thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Căn cứ Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 và sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch hành động số 3910/KH-UBND
ngày 10/6/2011 thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, Sở LĐTBXH và các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan xây dựng dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành văn bản số 3020/UBND ngày 15/11/2011 về thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch đã được triển khai, phổ biến đến các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh; các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Thực hiện thông báo kết luận số 196-TB/TƯ ngày 16/3/2015 của Ban Bí thư về Đề án “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”, Tỉnh ủy đã triển khai công văn số 8328-CV/TU ngày 15/4/2015 về triển khai thực hiện thông báo kết luận của Ban Bí thư.
Về công tác phối hợp, bình đẳng giới là một lĩnh vực rộng nên phải được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, do đó chỉ một ngành LĐTBXH không thể quản lý hết được. Để thực hiện tốt bình đẳng giới cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, trên cơ sở có sự chủ trì của cơ quan chịu trách nhiệm chính thuộc ngành LĐTBXH. Theo đó tỉnh cũng xác định trách nhiệm phối hợp thông qua các văn bản quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan có liên quan đối với lĩnh vực bình đẳng giới. Trước khi Luật Bình đẳng giới được ban hành, tỉnh đã thành lập Ban VSTBPN ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên trong cuộc sống. Giải phóng phụ nữ cũng là một nội dung quan trọng để thực hiện bình đẳng giới. Ban VSTBPN do 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối văn hóa xã hội làm trưởng ban, Phó ban thường trực là Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, các phó Trưởng ban là thành viên đại diện các Sở LĐTBXH, Kế hoạch – Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban
ngành để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình phải thực hiện các nhiệm vụ được phân công và báo cáo kết quả thực hiện về Hội LHPN. Hoạt động này được đặt dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND cùng cấp với tư cách là trưởng ban.
Từ khi Luật Bình đẳng giới được ban hành và có hiệu lực, ban đầu ngành Kế hoạch đầu tư được giao trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới, đến năm 2013 thi giao ngành LĐTBXH. Ban VSTBPN vẫn tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng bàn giao nhiệm vụ thường trực ban từ Hội LHPN sang cơ quan Kế hoạch đầu tư và sau đó là LĐTBXH. Ngành LĐTBXH trở thành cơ quan chủ trì thực hiện quản lý về bình đẳng giới và công tác VSTBPN.
Luật bình đẳng giới, Nghị định 70/NĐ–CP của Chính phủ quy định trách nhiệm phối hợp của một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện bình đẳng giới như Bộ Tư pháp phối hợp lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Thông tin truyền thông phối hợp thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới. Trên cơ sở đó, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 07/CT–UBND ngày 26/10/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình Đẳng giới trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi lĩnh vực của mình. Cụ thể, các kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 giao Sở LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm về bình đẳng giới; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, công chức hoạt động về bình đẳng giới; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và thực hiện hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong phạm vi tỉnh và theo quy định của nhà nước; tổng hợp, thông tin số liệu về bình đẳng giới; cung cấp thông tin số liệu về bình đẳng giới; xây dựng báo cáo sơ, tổng kết hàng năm và định kỳ; tổ chức kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức đánh giá lồng ghép giới trên cơ sở xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp hướng dẫn lồng ghép truyền thông về giới, bình đẳng giới, pháp luật chính sách liên quan vào các hoạt động truyền thông giáo dục ở cộng đồng, gia đình trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Sở Thông tin Truyền thông chủ trì, phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền về bình đẳng giới. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thống kê, tổng hợp số liệu thống kê về giới thuộc hệ thống chỉ tiêu quốc gia và tính toán chỉ số phát triển về giới của quốc gia trên địa bàn tỉnh. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới. Sở GD - ĐT nghiên cứu đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo phù hợp theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT. Sở Y tế chủ trì, phối hợp triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, triển khai thực hiện đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Sở Tài chính hướng dẫn các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa lập dự toán ngân sách quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới. Hội LHPN, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia phối hợp vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện và giám sát việc quản lý nhà nước về bình đẳng giới. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
Về công tác thống kê, cập nhật thông tin và báo cáo
Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới, công tác thống kê, cập nhật thông tin và báo cáo về bình đẳng giới là một trong những công cụ quản lý quan trọng. Nó có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược về bình đẳng giới và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.
Điều 8 Luật Bình đẳng giới quy định nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới gồm 8 nhiệm vụ, trong đó có thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp cần thực hiện công tác thống kê, thông tin và định kỳ báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và các cơ quan, tổ chức khác về bình đẳng giới theo yêu cầu. Nội dung của các báo cáo bình đẳng giới tập trung vào việc thực hiện các quy định của Luật bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.
Để cụ thể hóa Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ Tướng chính phủ về quy định nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia. UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Cục Thống kê tổ chức tập
huấn, triển khai bộ chỉ tiêu thống kê giới tới các cơ quan, ban ngành trong toàn Tỉnh để phục vụ cho công tác thu thập thông tin, báo cáo, đánh giá về bình đẳng giới. Các số liệu báo cáo về lao động, đào tạo nghề, giảm nghèo, vay vốn sản xuất bước đầu đã có sự tách biệt giới.
Từ năm 2011 đến năm 2016, các Sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện lồng ghép giới căn cứ vào 7 mục tiêu với 21 chỉ tiêu được đề ra trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, 2015-2020. Hàng năm, đã kịp thời triển khai công tác Bình đẳng giới của cấp trên, xây dựng được kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp các ngành trong toàn tỉnh, sơ kết tổng hợp công tác bình đẳng giới về đánh giá tình hình cũng như số liệu cụ thể các chỉ tiêu thuộc các cấp các ngành trong thời gian qua giúp cho lãnh đạo tỉnh trong việc chỉ đạo điều hành về công tác bình đẳng giới. Từ đó, góp phần giảm sự chênh lệch về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, đảm bảo thực hiện các cam kết của tỉnh về bình đẳng giới và xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
Công tác thống kê giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian gần đây cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin thống kê giới, giúp cho việc giám sát, đánh giá tình hình phát triển giới, sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội từ số liệu thu thập,