Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 93 - 95)

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí lại đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn về trình độ.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, đảm bảo mở rộng nguồn giới thiệu và luôn đảm bảo những cán bộ được đưa vào quy hoạch đều được trải qua quá trình tập sự, được đào tạo, bồi dưỡng; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho lực lượng kế cận trước khi bổ nhiệm.

Xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Trong đó có các tiêu chí về tầm nhìn, tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Các tiêu chuẩn này cần được xây dựng khoa học, linh hoạt, cụ thể và phù hợp với thực tiễn. Hạn chế tối đa các tiêu chuẩn cảm tính. Đồng thời tránh máy móc trong lựa chọn giới thiệu cán bộ quy hoạch.

Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản; tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ thông qua cơ chế thi tuyển công khai, áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo quản lý ngành giáo dục đào tạo. Thực hiện gắn việc xếp loại, đánh giá với điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên.

Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm. Cho thôi giữ chức hoặc điều động, phân công ở vị trí thấp hơn đối

với các cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ liên tục trong 2 năm. Gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Đối với giáo viên: xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giữa các trường trong thành phố, giữa GDMN của thành phố với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tổ chức các đoàn học tập, bồi dưỡng kinh nghiệm về GDMNtại các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và tài liệu giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, tránh hiện tượng “dạy chay”, “học chay” trong dạy và học.

Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài và sử dụng ngân sách cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, GVMN.

Triển khai thực hiện Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Thực hiện tốt các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước về chế độ, chính sách đối với GD&ĐT nói chung, GDMN nói riêng.

Trong dự toán ngân sách hằng năm cần ưu tiên tăng định mức chi ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và cho hoạt động của trường Bồi dưỡng Giáo dục. Dành kinh phí hợp lý từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn. Khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển đội ngũ. Khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn

thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ CBQL, GVMN để cải thiện chất lượng giáo dục.

Thực tiễn đòi hỏi các cấp chính quyền cũng như ngành GD&ĐT cần có những cơ chế, chính sách cũng như cách làm phù hợp để bảo đảm nâng cao đời sống đội ngũ GVMN, tạo điều kiện tốt nhất để GVMN yên tâm gắn bó với nghề, thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, cần có những chế độ chính sách mang tính đặc thù để hỗ trợ, động viên đội ngũ GVMN yên tâm công tác. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về lương và phụ cấp theo lương, chế độ làm việc đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo quy định. Tích cực thực hiện chuyển đổi các cơ sở GDMN bán công sang công lập. Riêng các cơ sở GDMN ngoài công lập cần bảo đảm chế độ lương cho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở GDMN công lập và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên đến công tác tại các vùng khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)