Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

Chính sách GD&ĐT nói chung, chính sách quản lý của nhà nước về GDMN nói riêng là một trong những chính sách xã hội cơ bản trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước. Chính sách GDMN là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các hoạt động GDMN nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước về lĩnh vực này. Chính sách GDMN là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu của nhà nước về GDMN, cùng các phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Chính sách GD&ĐT nói chung, GDMN nói riêng có mối quan hệ biện chứng với các chính sách kinh tế, xã hội khác, đặc biệt là mối quan hệ với chính sách lao động và việc làm, chính sách an sinh xã hội.

Bởi lẽ, GDMNcó vai trò quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Phát triển GDMN, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ em cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Như vậy, khi chính sách quản lý của nhà nước về GDMN không được giải quyết tốt thì dẫn tới một thế hệ có trình độ dân trí thấp, các tệ nạn xã hội dễ phát sinh, thất nghiệp có thể tăng lên. Ngoài ra, đối tượng của chính sách GDMN là trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, đây là vốn quý - “như búp trên cành”; là nguồn nội lực cốt lõi đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Như vậy, nếu không có chính sách quản lý của nhà nước về GDMN đúng đắn thì sẽ không tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)