bàn thành phố Huế.
2.3.1. Thực trạng việc ban hành và phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về giáo dục mầm non về giáo dục mầm non
Cấp huyện là xuất phát điểm đưa thể chế, cơ chế vào thực tiễn nhằm kiểm nghiệm cao nhất tính đúng đắn, tính hợp lý, tính phù hợp của Hiến pháp, Luật và các chính sách công trong lĩnh vực này, tác động mạnh mẽ đến việc cải cách thể chế của nền hành chính của quốc gia. GDMN tại thành phố Huế không nằm ngoại lệ, bên cạnh những nhân tố tác động thì QLNN về GDMN là nhân tố quan trọng nhất của thành phố, với vai trò là một cấp khởi đầu trong QLNN về GDMN trên địa bàn, thành phố Huế đã triển khai và tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, và các chính sách nhằm đảm bảo chất lượng GDMN theo kế hoạch hàng năm của Bộ GD&ĐT.
Những văn bản thành phố Huế đã ban hành cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh…tạo thành hệ thống cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về GDMN trên địa bàn bao gồm các loại văn bản sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GDMN;
- Ban hành điều lệ trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cở sở GDMN;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục;
- Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng GDMN và kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động GDMN.
Phòng GD&ĐT thành phố Huế đã xây dựng văn bản tham mưu UBND thành phố chỉ đạo ngành, địa phương và trường mầm non trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ GDMN, đồng thời xây dựng văn bản triển khai kịp thời đến các cơ sở GDMN. Cụ thể như:
- Kế hoạch số 2777/KH-UBND ngày 18/11/2011 của UBND thành phố Huế ban hành Kế hoạch Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.
- Công văn số 722 /UBND-VH ngày 28 tháng 3 năm 2014 về việc xây dựng lộ trình thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Huế
- Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2014 về việc công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Hướng dẫn số 273/PGDĐT – GDMN ngày 1 tháng 10 năm 2016 về việc hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp thành phố năm học 2016 - 2017.
- Kế hoạch số 33/KH-PGDĐT ngày 08 tháng 03 năm 2017 về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020.
- Kế hoạch số 1284/KH-PGDĐT-GDMN ngày 03 tháng 10 năm 2018 về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên GVMN năm học 2018 – 2019
- Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2018 về xã hội hóa đầu tư phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025.
Như vậy, trong giai đoạn 2014 – 2018, UBND thành phố Huế nói chung và Phòng GD&ĐT nói riêng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản ban hành đa số đều đảm bảo các tiêu chí như các nội dung rõ ràng, cụ thể; các mục tiêu, giải pháp là đúng đắn, phù hợp; đều căn cứ theo các quy định, hướng dẫn trong các nghị định, thông tư của chính phủ, cơ quan cấp trên, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các văn bản ban hành và phù hợp với đặc điểm của địa phương, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước có nhiều tác động tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước về GDMN, tuy nhiên bên cạnh đó có một số văn bản chưa kịp áp dụng đã phải sửa đổi bổ sung hoặc không có hiệu lực vì do khâu tuyên truyền phổ biến chưa rõ ràng, bị chậm trễ, đến tay các cơ sở thi hành thì không còn phù hợp.
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Huế
Căn cứ nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 09 năm 2018 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục. Thành phố Huế cũng đã phân cấp quản lý nhà nước về GDMN cụ thể như sau:
2.3.2.1. Ủy ban nhân dân thành phố Huế
UBND thành phố Huế có có 9 thành viên, gồm: 1 Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch(1 Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, phụ trách lĩnh vực văn hóa, xã hội, trực tiếp chỉ đạo phòng GD&ĐT, 1 phó chánh văn phòng, và 1 chuyên viên phó chánh văn phòng cùng trợ giúp về mảng giáo dục nói chung) và 5 Ủy viên UBND.
Nhìn chung, về cơ cấu thành viên UBND thành phố Huế thực hiện đúng quy định, đảm bảo về số lượng và chất lượng. UBND thành phố đã tiến hành sắp xếp lại 12 cơ quan chuyên môn theo đúng quy định đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ được giao, những cơ quan chuyên môn này tham gia phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong việc quản lý nhà nước về GDMN của thành phố.
UBND thành phố có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về phát triển GDMN và xây dựng xã hội học tập tại thành phố Huế. Cụ thể như: a) UBND thành phố Huế có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố quyết định kế hoạch, chương trình, dự án phát triển GDMN trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh Thừa Thiên Huế và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; b) Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDMN trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý GDMN, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng GDMN; c) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng GD&ĐT; d) Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở GDMN thuộc phạm vi quản lý theo quy định; e) Bảo đảm đủ các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất và quỹ đất theo quy định; thực hiện chính sách xã hội hóa GDMN, huy động các nguồn lực để phát triển GDMN; f) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật đối với các cơ sở GDMN thuộc thẩm quyền; g) Chỉ đạo thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực GDMN của địa phương theo yêu cầu của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở GD&ĐT.
Ngoài hình thức văn bản, UBND thành phố còn chỉ đạo điều hành thông qua hội nghị, đây là hình thức rất phổ biến hiện nay.
2.3.2.2. Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Huế
Phòng GD&ĐT thành phố Huế là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, các cơ sở GDMN trên địa bàn, bao gồm quản lý về thực hiện mục tiêu, chươngtrình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn CBQL giáo dục, GVMN,
tiêu chuẩn cở sở vật chất thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục và an toàn cho trẻ. Phòng GD&ĐT thành phố có 16 cán bộ trong đó có 14 biên chế và 2 hợp đồng, xét về cơ cấu tổ chức: phòng có 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 2 chuyên viên, 7 viên chức biệt phái, 1 kế toán và 1 văn thư; riêng về mảng GDMN có 3 cán bộ phụ trách.
Nhìn chung, biên chế phòng GD&ĐT thành phố chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý đặt ra trong khi thành phố Huế có dân số đông. Mặc khác, các phường trên địa bàn có quy mô học sinh bậc MN tương đối lớn, đòi hỏi bộ máy Phòng GD&ĐT lớn hơn. Số lượng biên chế hành chính Phòng GD&ĐT về mảng GDMN quá ít trong khi khối lượng công việc nhiều dẫn đến việc quán xuyến mọi công việc để tham mưu cho lãnh đạo quyết định là hết sức khó khăn. Từ đó, dẫn đến công việc phải dàn trải, không có điều kiện đầu tư chuyên sâu để phát huy hiệu quả, khó chủ động trong việc định hướng lâu dài cho việc nâng cao chất lượng GDMN toàn diện …Đặc biệt là, chưa có biên chế Thanh tra chuyên ngành, điều này gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Hoạt động làm tham mưu của Phòng GD&ĐT thành phố Huế trong thực tiễn được thực hiện theo nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục. Cụ thể như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND thành phố banhành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo hướng dẫn.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình phát triển GDMN ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GDMN trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, GD pháp luật và thông tin về giáo dục.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập GDMN.
- Hướng dẫn các cơ sở GDMN xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; tổng hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở GDMN khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở GDMN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp thành phố .
- Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở GDMN; quyết định vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở GDMN công lập sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động,
luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố và công chức của Phòng GD&ĐT.
- Ban hành văn bản chỉ đạo điều hành theo thẩm quyền: quyết định cho phép hoạt động GDMN, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục ; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các cơ sở GDMN ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND thành phố.
- Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo bồi dướng cán bộ công chức, viên chức các cơ sở GDMN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND thành phố kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố.
- Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động GDMN theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND thành phố. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật
chất được giao theo quy định của pháp luật và của UBND thành phố; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố giao.
Như vậy, về cơ bản cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và GDMN trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chặt chẽ, khoa học phát huy được sức mạnh tập thể và từng cá nhân trong quá trình nghiên cứu và làm việc, mang lại hiệu quả công việc. Sự phân cấp trong quản lý GDMN rõ ràng đã tạo sự chủ động trong việc phát huy những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDMN phát triển nhằm thực hiện tốt mục tiêu của cấp học.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cấp trên chưa thực sự chú trọng phân cấp cho các trường mầm non, chưa nghiên cứu xây dựng thể chế pháp lý phù hợp cho ngành mầm non, đặc biệt trình độ quản lý của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của phân cấp quản lý cũng như việc giám sát và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền còn hạn chế nên không kiểm soát được các hoạt động của cơ sở khi phân cấp nên ôm đồm hoặc phân cấp nửa vời, không hỗ trợ cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.
2.3.2.3. Ủy ban nhân dân cấp phường
UBND cấp phường của thành phố Huế có phương thức hoạt động giống như UBND thành phố, tuy nhiên, thông thường áp dụng phương pháp quản lý trực tiếp và ban hành những văn bản cá biệt áp dụng các quy phạm pháp luật trong những điều kiện cụ thể đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn. UBND cấp phường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố tổ chức quản lý việc cấp/ thu hồi giấy phép và tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các trường, nhóm cơ sở độc lập trên địa bàn.
UBND cấp phường thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo chung. Trong đó UBND cấp phường có trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ thủ tục xin phép hoạt động; Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép thành lập của các cơ sở mầm
non ngoài công lập; Rà soát các điều kiện của nhóm cơ sở, có biên bản và hồ sơ gửi lên Phòng GD&ĐT thành phố sau đó ra quyết định cấp phép thành lập và hoạt động cho nhóm trẻ tư thục trên cơ sở kết quả thẩm định điều kiện hoạt động do Phòng GD&ĐT thành phố cung cấp; Phối hợp, giám sát quá trình hoạt động của các trường mầm non,nhóm cơ sở độc lập.
Hầu hết lãnh đạo UBND các phường thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, tiến hành kiểm tra, tổ chức hội nghị đánh giá các cơ sở mầm non tư thục phối hợp với Phòng GD&ĐT hướng dẫn, tư vấncho chủ cơ sở thực hiện hồ sơ và cấp phép thành lập chơ các cơ sở mầm non tư thục,những đơn vị thực hiện tốt như các phường: An Cựu, An Đông, An Hoà, An Tây, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Trường An, Vĩnh Ninh.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố, hầu hết lãnh đạo UBND