quyết khiếu nại, vi phạm pháp luật về giáo dục mầm non.
Hàng năm, Thanh tra phòng GD&ĐT thành phố Huế cần chủ động xây dựng kế hoạch công tác thanh tra phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của ngành giáo dục nói chung và của GDMN nói riêng. Hiện tại, quản lý GDMN đang đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng cường phân cấp, tăng cường tính tự chủ cho cơ sở GDMN và tính chủ động của giáo viên, giúp cơ sở GDMN và các chủ thể liên quan thực hiện tự chủ đúng quy định của pháp luật, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động chuyên môn của nhà trường và giáo viên.
Hoạt động thanh tra được đổi mới theo hướng hiện đại, chuyển từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản lý, tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về GDMN; thanh tra các khoản thu, chi trong nhà trường; thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ sở GDMN trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; việc thực hiện nền nếp kỷ cương, thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy...
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt kiểm tra đột xuất các cơ sở GDMN ngoài công lập trong việc thực hiện điều lệ trường mầm non và các quy định khác có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, giám sát cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hiện tượng vi phạm quy chế, điều lệ, quy định, đặc biệt là quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Đối với GDMN có 9 nhiệm vụ chủ yếu mà công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào, đó là: quan tâm và đẩy mạnh hơn việc rà soát quy hoạch mạng lưới trường mầm non, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến lớp; phát triển quy mô đảm bảo nhu cầu đa dạng của trẻ; xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.Cùng với đó là làm tốt công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế, nghiên cứu áp dụng các mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới vào giáo dục mầm non, đồng thời kêu gọi mở rộng hệ thống trường tư thục.
Cần phải chuẩn hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định tại các văn bản hiện hành. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố.
Đối với xử lý vi phạm: cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, không bao che, giấu lấp trường hợp nào. Nâng mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính để bảo đảm được tính răn đe và phòng ngừa chung đối với những vi phạm trong GDMN, đặc biệt là vi phạm trong đạo đức nhà giáo – một trong những hiện tượng tiêu cực hiện nay trong xã hội.
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm cần rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật giáo dục của các lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt. Trong tổ chức thực hiện công tác xử lý vi phạm cần kết hợp các phương pháp quản lý một cách linh hoạt, hài hoà: (a) tăng cường giáo dục thuyết phục bằng nhiều biện pháp: vận động thuyết phục, khuyến khích lợi ích vật chất, động viên tinh thần…để mọi công dân tự giác thực hiện; (b) khi cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về giáo dục nhằm đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước về GDMN trên địa bàn thành phố; (c) đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011 của Chính phủ “quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
mạnh việc quán triệt cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về vai trò, trách nhiệm triển khai nhiệm vụ quản lý xử lý vi phạm GDMN; ban hành rõ chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan, tổ chức không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về GDMN.
Tiểu kết chƣơng 3
Xuất phát từ những thực trạng đã phân tích tại chương 2, tác giả đã xác định phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về GDMN tại thành phố Huế, và đó cũng chính là những giải pháp cụ thể: (1) hoàn thiện công tác ban hành, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN, (2) thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về GDMN trên địa bàn thành phố, (3) nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GVMN, (4) tăng cường cơ sở vật chất cho các trường mầm non, (5) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành và giải quyết khiếu nại, vi phạm pháp luật về GDMN, (6) đẩy mạnh xã hội hóa GDMN.
Đây chỉ là những giải pháp chính mà trong phạm vi một luận văn tác giả đã đề xuất. Muốn nâng cao chất lượng GDMN trên địa bàn thành phố Huế cần phải quan tâm hơn nữa quy hoạch mạng lưới trường, lớp, gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng. Thực hiện dự báo quy hoạch, kế hoạch từng năm và 5 năm cho GDMN, phù hợp chiến lược phát triển giáo dục. Đáng chú ý là cần tích cực lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo..., nhằm giảm đến mức thấp nhất phòng học nhờ, học tạm, tăng số lượng trường lớp dạy học hai buổi/ngày; cần triển khai ngay khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập... nhằm nâng cao chất lượng GDMN, đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra.
KẾT LUẬN
GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bước đệm quan trọng giúp trẻ em định hình và có những bước phát triển đầu tiên về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ thành phố Huế đến các phường trên địa bàn và đi đầu là ngành giáo dục đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển GDMN và đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Trước hết phải kể đến quy mô, mạng lưới cơ sở GDMN được duy trì ổn định và không ngừng phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trên địa bàn. Hệ thống trường, lớp ngoài công lập phát triển mạnh tại thành phố, khu công nghiệp và khu vực đông dân cư. Năm học 2017-2018 vừa qua, 100% đơn vị hành chính cấp phường đều đã có cơ sở GDMN. Trên địa bàn toàn thành phố có 46 trường mầm non, trong đó có 31 trường công lập và 15 trường tư thục; 137 cơ sở độc lập.
Hàng năm, phòng GD-ĐT đều chủ động tham mưu cho thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục của thành phố, trong đó chú trọng đến việc giao chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp ở từng đơn vị; đẩy mạnh công tác xã hội hoá để tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp bằng việc mở rộng hệ thống các cơ sở GDMN ngoài công lập. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cũng được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Cùng với đó, ngành giáo dục thành phố còn tập trung thực hiện đầy đủ các chính sách đối với trẻ em trong các cơ sở GDMN theo quy định của Chính phủ về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ ăn trưa tại trường; hỗ trợ tiền ăn trưa tại các cơ sở GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi có cha mẹ thường trú tại các phường khó khăn; tham mưu cho thành phố ban hành một số chính sách khuyến khích, phát triển giáo dục, trong đó, ưu tiên đầu tư GDMN…
Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn GDMN vẫn còn nhiều bất cập, nhất là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Và để giải quyết vấn đề này cần nhiều giải pháp tổng thể của các cấp, các ngành cũng như sự linh hoạt phù hợp thực tiễn từ thành phố Huế. Thành phố cần chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp thực tế. Xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù để phát triển mạng lưới trường, lớp học mầm non, nhất là ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp mới phát triển trên địa bàn. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích đầu tư, thành lập, xây dựng mới các trường mầm non ngoài công lập. Phát huy những cách làm sáng tạo phù hợp thực tiễn.
Mặt khác, điểm bất cập nhất hiện nay trong GDMN chính là cơ chế tuyển dụng giáo viên. Bởi nhiều nơi tỷ lệ giáo viên/lớp thấp, trong khi nguồn tuyển giáo viên khá dồi dào nhưng lại thiếu cơ chế và nguồn lực khiến thành phố thiếu GVMN trầm trọng. Vì vậy, ngành giáo dục cần phối hợp các ngành liên quan, rà soát, đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập về chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên nói chung, GVMN nói riêng. UBND thành phố cần có cơ chế để bố trí GVMNtrong bối cảnh tăng trẻ, tăng lớp hằng năm nhưng số giáo viên không đủ đáp ứng; có các chính sách ưu đãi, tôn vinh, biểu dương những nhà giáo tiêu biểu, có đóng góp tích cực hoặc có thành tích đột xuất trong ngành giáo dục.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ánh (1998), Giáo dục học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam (Dành cho hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục), Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Điều lệ trường mầm non, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Thông tưsố 28/2016/TT-BGDĐT ban
hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 vềsửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Công văn số357/BGDĐT-GDMNban hành ngày 29 tháng 1 năm 2018 về việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về GDMN và báo cáo thực trạng GDMN ở khu công nghiệp,
Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Thông tư số 06/VBHN-BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2018 về quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, Hà Nội.
9. Phạm Thị Châu (2008), Giáo trình quản lý giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Lê Văn Chín (2017), Thực trạng giáo dục mầm non ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Tâm lý học, số 2/2017, tr 56 – 63.
11. Chính phủ (2018), Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ban hành ngày 05/01/2018Quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non, Hà Nội.
12. Chính phủ (2018), Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 9 năm 2018 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Hà Nội.
13. Đinh Minh Dũng (2012), Quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vùng đồng bằng sông Cửu Long, luận án Tiến sĩ ngành quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
14. Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Đề cương bài giảng xã hội học giáo dục, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia.
15. Đặng Xuân Hải, Đào Phú Quảng (2007), Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục – đào tạo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Minh Đường, Đặng Bá Lãm, Phạm Đỗ Nhật Tiến, (2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam. 17. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009), Cẩm nang nghiệp vụ Quản lý giáo dục
mầm non – Kiến thức và kĩ năng, Nxb Hà Nội.
18. Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Hòa (2010), Giáo trình giáo dục mầm non, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,
20. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
21. Học viện Hành chính Quốc gia (2017), Tài liệu những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và dịch vụ công, tr 59.
22. Hội thảo quốc tế (2017), Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Việt Nam, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
23. Dương Thị Thanh Huyền (2005), Xã hội hóa giáo dục mầm non và những biện pháp thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ xã hội
24. Ngô Mỹ Linh (2014), Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Hà Thị Mai (2013), Giáo trình giáo dục học đại cương, trường Đại học Đà Lạt, tr2.
27. Nguyễn Thị Nghĩa (2015), Phát triển giáo dục mầm non theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, Tạp chí giáo dục số 370/2015, tr 1-4.
28. Trần Thị Thanh Nhàn (2016), Quản lý hoạt động giáo dục mầm non trong các trường mầm non công lập, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 133/2016, tr 102 – 105.
29. Bùi Văn Nhơn, Nguyễn Thu Linh(2006), Giáo trình quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 67.
30. Phòng Giáo dục đào tạo, thành phố Huế (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015.
31. Phòng Giáo dục đào tạo, thành phố Huế (2017), Báo cáo tổng kết năm học 2016 – 2017 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.
32. Phòng Giáo dục đào tạo, thành phố Huế (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 – 2019. 33. Phòng Giáo dục đào tạo, thành phố Huế (2015), Báo cáo tổng kết năm học
2014 – 2015 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 – 2016.
34. Phòng Giáo dục đào tạo, thành phố Huế (2016), Báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017.
35. Quốc hội (2005), Luật giáo dục số: 38/2005/QH11, Hà Nội.
36. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;Hà Nội.
37. Nguyễn Quang Thái, Trần Bá Hoành, Lê Thị Ánh Tuyết (1998), Chiến lược Giáo dục mầm non từ 1998 đến năm 2020, Nxb Giáo dục.
38. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 239/QĐ-TTg ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 -2015.
39. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ban