Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 80)

Một là, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn yếu kém.

Trình độ, năng lực xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật, chính sách của cán bộ còn nhiều hạn chế. Lãnh đạo tại một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt và tập trung nguồn lực, thời gian cho hoạt động quản lý nhà nước về GDMN trên địa bàn thành phố Huế. Chưa báo cáo kịp thời thực trạng thực hiện các văn bản qui phạm với cấp trên nên những tồn đọng, trở ngại khi thực hiện chưa được giải quyết. Một số cán bộ lãnh đạo phường trên địa bàn

chưa nhận thức đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước về GDMN; năng lực chỉ đạo điều hành về lĩnh vực này còn yếu kém.

Hai là, quy mô trường lớp mầm non chưa đáp ứng được nhu cầu.

Vì thủ tục nhập học cho trẻ vào các trường mầm non công lập có những qui định gây khó khăn cho hầu hết các phụ huynh là công nhân (đối tượng lao động nhập cư tại các công ty, xí nghiệp, sống tạm trú trên địa bàn), trong khi đó nhà nước chưa có giải pháp cụ thể về vấn đề trường lớp mầm non tại khu công nghiệp-khu chế xuất. Vì vậy, các trường công lập không đáp ứng được hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi.

Bên cạnh đó, sự thành lập một cách tràn lan của các trường, cơ sở mầm non ngoài công lập khiến công tác quản lý của nhà nước khó khăn. Dẫn đến những hệ lụy: cơ sở mầm non không đủ điều kiện chất lượng về cơ sở hạ tầng, giáo viên có trình độ về chuyên môn thấp kém…

Ba là, chất lượng của CBQL giáo dục, đội ngũ giáo viên tại các trường lớp mầm non chưa đồng đều.

Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các trường ngoài công lập, nhóm cơ sở độc lập không ổn định nên khó quản lý. Đội ngũ giáo viên tại các trường này tuy trẻ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và giáo dục trẻ. Và thiếu quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chưa thực hiện tốt công tác phê, tự phê một cách thường xuyên.

Quy hoạch và đào tạo đôi lúc chưa đồng bộ, những người đã quy hoạch thì không đưa đi đào tạo và ngược lại. Như vậy, giữa đào tạo (do cấp tỉnh và các trường sư phạm) và bố trí sử dụng (cấp thành phố) chưa có sự liên kết.

Do hạn chế về chế độ và chính sách đãi ngộ (lương, BHXH, cơ hội thăng tiến…) nên đội ngũ GVMN không ổn định, thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng đến công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, ít có cơ hội tham gia bồi dưỡng thường xuyên.

Bốn là, kinh phí đầu tư vào GDMN còn ít.

Đầu tư tài chính vào hoạt động GDMN chưa tương xứng với số lượng cơ sở trường mầm non trên địa bàn. Mặc dù kinh phí đầu tư cho giáo dục tăng theo hàng năm,nhưng vẫn chưa đủ nhiều để đáp ứng đủ các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố. Nguồn vốn của trung ương thì đầu tư dàn trải, nguồn vốn của địa phương thì hết sức hạn hẹp, khó có thể nói đến chuyện đầu tư lớn và đồng bộ cho GDMN.

Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt.

Những sai phạm trong lĩnh vực GDMN nảy sinh ngày càng đa dạng, phức tạp trong khi chế tài xử lý còn thiếu, yếu, không đủ sức răn đe; việc thực hiện kết luận thanh tra còn chậm, không triệt để, việc phối hợp trong công tác thanh tra giữa ngành GD&ĐT, giữa thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra thành phố còn hạn chế; đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra về GDMN ở một số địa phương còn thiếu; việc xây dựng kế hoạch thanh tra còn dàn trải; hiệu quả hoạt động thanh tra chưa cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Căn cứ vào những nội dung cơ bản hoạt động quản lý nhà nước về GDMN, tại chương 2, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về các vấn đề cụ thể như sau: (1) việc ban hành và phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về GDMN; (2) tổ chức bộ máy quản lý GDMN trên địa bàn thành phố Huế; (3) đội ngũ CBQL giáo dục, GVMN, nhân viên; (4) công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; (5) công tác thanh tra, kiểm tra; (6) thực trạng xã hội hóa sự nghiệp GDMN. Ngoài ra, tác đã phân tích tình hình về quy mô phát triển GDMN cũng như chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Huế.

Và từ thực trạng đó, tác giả nhận thấy bên cạnh những kết quả mà UBND thành phố cũng như phòng GD&ĐT đã đạt được thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Và nguyên nhân chủ yếu là do: trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn yếu kém; quy mô trường lớp mầm non chưa đáp ứng được nhu cầu; chất lượng của CBQL giáo dục, đội ngũ giáo viên tại các trường lớp mầm non chưa đồng đều, kinh phí đầu tư cho GDMN còn ít và cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt.

Căn cứ vào thực trạng trên, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về GDMN trên địa bàn thành phố Huế ở chương 3.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)