Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 42)

dục mầm non

Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường: An Cựu, An Đông, An Hoà, An Tây, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Trường An, Vĩnh Ninh, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vỹ Dạ (Vĩ Dạ), Xuân Phú, Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều.

Thành phố Huế là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh trên cả nước chỉ có phường mà không có xã nào và hiện nay đây cũng là thành phố trực thuộc

Phát huy lợi thế thành phố của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của thành phố Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”.

Dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Huế nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung.

Hiện nay, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, thành phố Huế đã và đang là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên thành phố Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

Toàn thành phố có gần 70.000 cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề (chiếm 40% lực lượng lao động). Dịch vụ: Thành phố Huế có điều kiện thuận lợi và đã được Trung ương định hướng phát triển thành một trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây nguyên và thành phố Festival của Việt Nam.

Công nghiệp – tiểu thu công nghiệp: Các ngành sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng được xác định như: công nghiệp dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, chế biến thực phẩm đặc sản; điện tử, cơ khí tiêu dùng và sửa chữa... Huế có nhiều ngành nghề thủ công mỹ

nghệ truyền thống lâu đời như: đúc đồng, thêu ren, mộc điêu khắc chạm khảm,... với đội ngũ thợ thủ công lành nghề, đông đảo.

Cụm công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại: Thành phố đã đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Hương Sơ với quy mô 48 ha, khả năng mở rộng thành 100 ha nhằm tạo điều kiện mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thu công nghiệp. Hiện đã có các nhà máy: Bánh kẹo, giày xuất khẩu, điện tử, mộc cao cấp, bánh đa nem xuất khẩu, nhựa... Ngoài ra Thành phố đã và đang quy họach phát triển nhiều khu đô thi mới như: An vân dương, Đông nam Thuỷ an, Bắc Hương sơ, Tây Hương sơ, Đông nam Thuỷ trường; các trung tâm thương mại lớn: Trung tâm thương mại Bắc trường tiền, siêu thị Metro Thuỷ an, trung tâm thương mại và dịch vụ Plaza...

Như vậy, có thể nhận thấy thành phố Huế hội tụ rất nhiều tiềm năng và thế mạnh, đặc biệt thành phố còn được đánh giá là trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành chất lượng cao và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Vì vậy, các chỉ đạo, quản lý của thành phố dành cho GD&ĐT nói chung cũng như GDMN nói riêng càng phải kịp thời, và chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)