phương
1.5.1.1. Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Với mục tiêu trên, năm học 2017-2018, Phòng GD&ĐT thành phố Đông Hà chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn chọn chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” làm trọng tâm thực hiện nhiệm vụ.
Đa số các trường xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như tạo được các góc chơi, khu vực chơi và các đồ dùng đồ chơi, học liệu khác nhau được quy hoạch phù hợp, thân thiện với trẻ, tạo được môi trường sáng tạo, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Luôn tạo cơ hội và mở rộng quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện, sưu tầm và sáng tạo nhiều trò chơi bằng cách thường xuyên thay đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi tập - thử nghiệm với các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trò chơi theo ý tưởng riêng của mình, tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi tự do, hội thi, lễ hội... để trẻ được trải nghiệm và “tập làm”.
Để việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phát huy hiệu quả, bên cạnh xây dựng trong các nhà trường, thì việc tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng cũng được quan tâm. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non được chú trọng. Các cơ sở đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ và cộng
non, tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ, tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.
Như vậy, xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1 trường tiểu học, phù hợp với phương châm của Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo: “Học bằng chơi, chơi mà học”.
1.5.1.2. Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non huyện nhà, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, dạy dỗ trẻ em mầm non, ngành giáo dục huyện Chợ Lách đã có những giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn của CBQL, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện.
Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, cụm giáo dục mầm non tiến hành rà soát lại tình hình thực tế tại mỗi đơn vị. Qua đó phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ CBQL và GVMN nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực ngoại ngữ theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNVcủa Bộ nội vụ( BNV) quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. Mỗi giáo viên sẽ tự đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng.
Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phòng GD&ĐT, các trường tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng từng năm học. Cán bộ, giáo viên, nhân viên tự cân nhắc điều kiện cá nhân xây dựng kế hoạch đăng ký học một hoặc nhiều nội dung về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học hoặc ngoại ngữ. Hàng tháng, mỗi cán bộ, giáo viên báo cáo tiến độ học tập và đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo. Nhà trường tổ chức bình xét gương điển hình tiên tiến trong công tác tự học, tự bồi dưỡng để nhân rộng.
Kinh nghiệm của ngành giáo dục huyện chính là phát huy vai trò nòng cốt trong đội ngũ CBQL và các giáo viên chủ chốt như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên giỏi trong tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để làm gương, tạo hiệu ứng lan tỏa tại đơn vị. Đồng thời, xây dựng nội bộ từng đơn vị thực sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi nhằm phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau trong học tập, bồi dưỡng. Đưa nội dung học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học vào tiêu chí thi đua cá nhân và thi đua trong cụm giáo dục mầm non để mỗi cán bộ, giáo viên phát huy tinh thần trách nhiệm đối với tập thể.
Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL và GVMN đã mang lại những ý nghĩa tích cực, trước hết là cho nhà trường, cho chính trẻ mầm non. Các em được thụ hưởng cách dạy mới mà chính bản thân trở thành trung tâm trong việc dạy và học, được tạo điều kiện học tập, vui chơi sáng tạo, thoải mái, thêm yêu trường lớp.
1.5.1.3. Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm 2013, Nam Đông là huyện đầu tiên của tỉnh được công nhận phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và luôn duy trì 100% trẻ em 5 tuổi đến lớp. Để có được kết quả đó là thành quả từ công tác dân vận của cả hệ thống chính trị.
trưởng bản… đến từng nhà, giải thích, thuyết phục, vận động phụ huynh cho con đi học đúng độ tuổi. Gặp được cha mẹ các cháu cũng không dễ, phải đến vào buổi tối sau giờ lên nương, lên rẫy, và không phải chỉ đi một lần mà thuyết phục được, nhiều phụ huynh lấy lý do con còn nhỏ chưa cần học chữ, thậm chí là chưa làm giấy khai sinh nên chưa cho đi học… để từ chối. Nhờ có các ban ngành từ huyện tới xã, thôn… đã cùng vào cuộc hết sức quyết liệt, đặc biệt là đội ngũ giáo viên các trường kiên trì, chịu khó, nhiệt tình và tâm huyết. Như vậy, mới tạo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng trẻ em trên địa bàn.
Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của các cháu, mỗi trường mầm non trên địa bàn đều được trang bị 5 máy vi tính, nối mạng internet; 1 bộ thiết bị đồ chơi (135 triệu đồng/bộ); khu vui chơi ngoài trời với tối thiểu 5 loại đồ chơi (trên 300 triệu đồng). Phòng GD&ĐT huyện cũng khuyến khích giáo viên và phụ huynh tự làm đồ dùng dạy học mầm non thông qua việc tổ chức các cuộc thi. Nhiều năm liền, sản phẩm đồ chơi mầm non của giáo viên đại diện huyện dự thi cấp tỉnh đều đạt giải.
Một trong những khó khăn đối với công tác GDMN trên địa bàn là tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và tỉ lệ thấp còi còn cao. Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho các em, ngoài kinh phí đóng góp hàng tháng của phụ huynh, Phòng GD&ĐT huyện huy động sự đóng góp từ các ban ngành, tổ chức xã hội, kết nối với các địa chỉ từ thiện hỗ trợ thêm gạo, sữa… cho các em. Chính sách hỗ trợ giáo dục của tỉnh cho học sinh vùng khó cũng được ngành giáo dục huyện triển khai đầy đủ và hiệu quả, đối với học sinh thuộc hộ nghèo được miễn học phí và hỗ trợ tiền ăn trưa.