các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non.
Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về GDMN, UBND thành phố Huế cần ban hành nhiệm vụ trọng tâm của GDMN theo năm học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi, các đề án, kế hoạch, dự án, chính sách phát triển GDMN trên địa bàn.
Quy hoạch, kế hoạch phát triển GDMN của thành phố được xây dựng cần phải phù hợp với quan điểm chỉ đạo về phát triển GDMN của tỉnh Thừa
Thiên Huế, của Đảng, nhà nước và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
Đặc biệt, cần phải hoàn thiện và tăng cường ban hành, phổ biến các chính sách, các quy định, chế độ mang tính pháp quy về quản lý các trường mầm non ngoài công lập, nhóm cơ sở độc lập. Hệ thống văn bản quản lý hiện nay vẫn tồn tại các văn bản theo xu hướng đơn hành chỉ được sử dụng trong một lĩnh vực, một nội dung quản lý nào đó và có giá trị trong thời điểm nhất định. Do đó, làm hạn chế khả năng phổ biến và duy trì tác dụng thực tiễn của các văn bản. Còn thiếu các văn bản mang tính quy chuẩn, được sử dụng nhiều lần, làm cơ sở cho các trường mầm non ngoài công lập, nhóm cơ sở độc lập trong việc tự đánh giá, kiểm định trong quá trình thành lập và duy trì hoạt động của trường, của nhóm.
Nhiều địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất đã có qui định hỗ trợ cho các nhóm trẻ độc lập, cho các trường ngoài công lập trên địa bàn như miễn thuế, hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi cho nhóm trẻ tại cơ sở độc lâp, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, hỗ trợ tiền ăn cho trẻ là con em công nhân trong các khu công nghiệp, hỗ trợ tài chính cho CBQL, giáo viên trường công lập khi tham gia quản lý, hỗ trợ chuyên môn cho nhóm các cơ sở độc lập... Tuy nhiên, tại khu đông dân cư, khu vực dân tộc thiểu số chưa có các chính sách đặc thù hay quy định riêng để hỗ trợ phát triển các trường ngoài công lập, nhóm cơ sở độc lập. Vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn quản lý trong một số trường hợp đang phổ biến ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư như: quy định chuyển nhượng quyền quản lý của chủ nhóm; quy định mỗi chủ nhóm lớp được thành lập bao nhiêu nhóm...
Trong quy hoạch chi tiết trường lớp của địa phương, chưa có quy dự báo phù hợp để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân. Vì vậy, ở nhiều nơi các nhóm
Trẻ nhập cư chịu nhiều thiệt thòi: một số địa phương có khu công nghiệp, trẻ nhập cư có hoàn cảnh khó khăn nhưng không có hộ khẩu, không được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước (hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập). Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi được các địa phương dành mọi nguồn lực về nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính...để thực hiện. Do đó, chưa đủ điều kiện quan tâm đến trẻ dưới 36 tháng, gây nên sự thiếu công bằng giữa trẻ ở các độ tuổi.
Cần phải xây dựng văn bản giải quyết vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên ngoài công lập thông qua sự phối hợp, phân công trách nhiệm giữa UBND cấp thành phố, phòng GD&ĐT và phòng bảo hiểm xã hội thành phố Huế.
Có quy chế phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức xã hội trong công tác quản lý các trường ngoài công lập, nhóm cơ sở độc lập. Gắn chặt trách nhiệm của chính quyền địa phương, quy trách nhiệm liên đới trong công tác quản lý hoạt động của các nhóm cơ sở độc lập trên địa bàn.
Điều chỉnh các quy định, điều kiện được vay vốn, thuê đất…phù hợp với khả năng đáp ứng của chủ nhóm để các chính sách hỗ trợ theo quy định của nhà nước không chỉ là sự hỗ trợ trên giấy.
Quy chế hoạt động trường mầm non tư thục cần quy định phân biệt và tách riêng vai trò của nhà đầu tư (chủ nhóm) và điều hành chuyên môn (phụ trách chuyên môn của nhóm). Điều này giúp thu hút những người có khả năng tài chính tham gia phát triển nhóm trẻ, việc điều hành hoạt động của nhóm trẻ do người có trình độ chuyên môn GDMN phụ trách.
Xây dựng Chương trình GDMN/ Chương trình bổ trợ phù hợp với đặc điểm các trường ngoài công lập, nhóm cơ sở độc lập; tài liệu hỗ trợ giảng viên, chủ nhóm, lớp độc lập thực hiện chương trình GDMN trong điều kiện nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi.
UBND phường trên địa bàn thành phố cần phân công trách nhiệm cụ thể hơn cho các ban ngành, tổ chức xã hội, trong việc quản lý hoạt động của các trường ngoài công lập, các nhóm trẻ trên địa bàn, thường xuyên báo cáo nội dung này trong các buổi giao ban.