Phân tích tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần cấp nước quảng bình (Trang 34 - 36)

Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động vốn mà quan trọng hơn còn giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn đã huy động, điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh. Với cùng một lượng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng vốn bao giờ cũng được thực hiện bằng cách phân tích quy mô và cơ cấu tài sản.

1.2.2.1. Phân tích quy mô tài sản

Trong doanh nghiệp, nguồn vốn được sử dụng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Do đó quy mô tài sản được đánh giá thông qua giá trị tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn theo thời gian.

Phân tích quy mô và sự tăng trưởng của tài sản sẽ cho thấy chủ trương đầu tư của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mức độ phát triển và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.

1.2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền là loại tài sản không sinh lãi hoặc lãi thấp, do vậy trong quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền trong kinh doanh cũng là vấn đề hết sức cần thiết để đảm bảo tính thanh khoản trong giao dịch kinh doanh hàng ngày. Ngoài ra khoản mục này có thể tăng (hoặc giảm) không phải do ứ đọng (hay thiếu tiền) mà có thể do doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để chuẩn bị đầu tư mua sắm vật tư, tài

sản... hay do doanh nghiệp vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh...  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Chỉ tiêu trên thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài. Tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều có điều kiện đầu tư ra bên ngoài. Hơn nữa, môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng của khoản đầu tư này.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc TSNH của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Thông thường, ở các doanh nghiệp bán lẻ bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng thấp và ngược lại. Chỉ tiêu này sẽ cho thấy rõ nét chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp cũng như khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp; ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến những khía cạnh như: đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp, chính sách dự trữ và tính thời vụ của doanh nghiệp…

Tài sản cố định

Cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị chỉ tiêu này tùy thuộc vào đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh. Do đó, để đánh giá tính hợp lý trong đầu tư TSCĐ cần so sánh số liệu trung bình ngành, chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình sử dụng số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không, từ đó sẽ có quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, đầu tư vào thời điểm nào, xác định được việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho cũng như mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý trong từng thời kỳ để sao cho có đủ lượng hàng tồn kho cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà không làm tăng chi phí tồn kho, có chính sách thích hợp về thanh toán để vừa khuyến khích được khách hàng vừa thu hồi vốn kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần cấp nước quảng bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)