THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI 2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 43 - 44)

2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Huyện Kiến Thụy nằm về phía Đông Nam và cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20 km. Thực hiện Nghị định số 145/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về việc điều ch nh địa giới hành chính huyện Kiến Thụy để thành lập quận Dƣơng Kinh; thành lập quận Đồ Sơn; thành lập phƣờng thuộc các quận Dƣơng Kinh, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; sau điều ch nh địa giới hành chính, diện tích huyện còn 10.753 ha, dân số năm 2017 là 142.000 ngƣời, gồm 18 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Phía bắc và tây bắc giáp quận Dƣơng Kinh, quận Kiến An; phía đông và đông nam giáp quận Đồ Sơn và vịnh Bắc Bộ; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía nam giáp huyện An Lão.

Nền kinh tế chủ yếu của Kiến Thụy là nông nghiệp, thủy sản. Trong những năm đổi mới, đảng bộ và Nhân dân Kiến Thụy đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu giành đƣợc nghiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phƣơng. Những năm đầu thế kỷ XXI Kiến Thụy thực sự có bƣớc chuyển mình rõ rệt, chính trị ổn định, kinh tế xã hội có bƣớc đột phá, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, bộ mặt nông nghiệp nông thôn của huyện nhà thay da đổi thịt từng ngày. Thế mạnh và tiềm năng của Kiến Thụy luôn đƣợc nhìn nhận, đánh giá trong tổng tiềm năng, thế mạnh của cả thành phố Hải Phòng với những bƣớc tiến mạnh mẽ, đột phá trong sự

nghiệp công nghiệp háo, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây cũng là điều

kiện thuận lợi góp phần đảm bảo, hiện thực hóa quyền con ngƣời trên thực tế thông qua hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, trong đó có phòng Tƣ pháp huyện Kiến Thụy.

Tuy nhiên trong những năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Kiến Thụy cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đó là: xuất phát điểm phát triển kinh tế còn thấp, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống chƣa hoàn thiện, chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn đầu tƣ phát triển kinh tế. Là huyện nông nghiệp ven biển nên chịu ảnh hƣởng lớn về thời tiết gây nên thiên tai, lũ lụt, nguy cơ vỡ đê, biến đổi khí hậu…

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Năng suất lúa cả năm đạt 62,58 tạ/ha, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng 11,27 %, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,4%, doanh thu dịch vụ lƣu trú và ăn uống tăng 22,4 %, xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc, là huyện duy nhất của thành phố đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ khen và tặng thƣởng công trình trị giá 10 tỷ đồng về xây dựng nông thôn mới năm 2017 [47].

Lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, song do xuất phát điểm thấp của huyện thuần nông, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn nên dù có nhiều cố gắng trong tuyên truyền, vận động, thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, vấn đề giáo dục, việc làm, đảm bảo đời sống thiết yếu về vật chất và tinh thần cho nhân dân nhƣng vẫn còn hạn chế chƣa thực sự phát huy quyền dân chủ của Nhân dân, quyền con ngƣời thông qua việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp và thực hiện an sinh xã hội [47].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)