Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 76 - 81)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thực tiễn bảo vệ quyền con người còn nhiều hạn chế xuất phát từ thực tiễn kinh tế xã hội của đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung trong đó có Phòng tƣ pháp trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con ngƣời đã đạt đƣợc một số những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế và đó là những thách thức cho Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con ngƣời tại Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam đạt đƣợc những thành tựu và gặp phải những thách thức đó do một số nguyên nhân sau: Sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ hơn 6 thế kỷ qua và công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo trong gần 30 năm qua đã mang lại nhiều thay đổi to lớn trên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và

xã hội ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân trong xã hội đƣợc thụ hƣởng ngày càng đầy đủ các quyền con ngƣời. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con ngƣời.

Sau hơn 30 năm chiến tranh, Việt Nam phải phát triển đất nƣớc trong điều kiện đất nƣớc đói nghèo, kinh tế kiệt quệ, cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, lại phải khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại (nạn nhân chất độc da cam, rà phá bom mìn...). Nhờ chính sách Đổi mới từ 1986, Việt Nam đã có bƣớc ngoặt tích cực về tăng trƣởng kinh tế, tạo đà phát triển đất nƣớc, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân. Kinh tế thị trƣờng và sự mở cửa của đất nƣớc cũng có những mặt trái nhƣ khoảng cách giàu - nghèo, nông thôn - thành thị; khả năng hòa nhập của các nhóm dễ bị tổn thƣơng nhƣ phụ nữ, trẻ em, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời khuyết tật... Đây là thách thức đối với Việt Nam trong việc cân bằng giữa tăng trƣởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm ngƣời dân đƣợc hƣởng thụ đầy đủ các quyền cơ bản.

Tại huyện Kiến Thụy, với quy mô dân số đông, chất lƣợng dân cƣ không đồng đều, trình độ hiểu biết và nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng hoạt động bảo đảm quyền con ngƣời trên địa bàn huyện. Trong những năm vừa qua, kinh tế xã hội của huyện Kiến Thụy đã có những thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung cùng với sự phát triển thì kinh tế xã hội huyện đều ẩn chứa những nguy cơ gây ảnh hƣởng tiêu cực. Điều này tác động tới hoạt động của Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy cũng nhƣ hoạt động bảo đảm quyền con ngƣời của phòng.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo vệ quyền con người còn nhiều hạn chế

Mặc dù trong những năm vừa qua, Nhà nƣớc ta đã tích cực và chủ động xây dựng các văn bản pháp luật về quyền con ngƣời cũng nhƣ xây dựng cơ chế pháp lý về bảo vệ quyền con ngƣời. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, các

văn bản này vẫn còn thiếu chƣa thực sự đầy đủ về các quyền con ngƣời nhƣ: quyền biểu tình hiện chƣa có quy định về biểu tình, quyền chuyển đổi giới tính chƣa có luật quy định về vấn đề này.

Bên cạnh đó, các văn bản về quyền con ngƣời vẫn còn chƣa thực sự khoa học, hợp lý, còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản với nhau. Điều này gây ra tình trạng khó khăn trong quá trình bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong đó, cần phải kể đến các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng tƣ pháp nói riêng và của ngành tƣ pháp nói chung còn nhiều hạn chế. Các văn bản chƣa đƣợc quy định rõ ràng, còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn và lỗ hổng. Điều này dẫn đến tình trạng khó quản lý trong công tác tƣ pháp cũng nhƣ đảm bảo quyền con ngƣời của phòng tƣ pháp.

Thứ ba, cơ sở vật chất, hạn tầng cơ sở bảo vệ quyền con người chưa tương xứng với yêu cầu

Trên thực tế trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng chính sách, hỗ trợ và cơ sở vật chất cho việc bảo vệ quyền con ngƣời. Nhà nƣớc đã có những hỗ trợ, đóng góp về cơ sở vật chất cho quá trình bảo vệ quyền con ngƣời. Tuy nhiên, thực tế, những yếu kém về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở cho việc bảo vệ quyền con ngƣời còn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu bảo vệ quyền con ngƣời.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Những kết quả đạt đƣợc trong công tác bảo đảm quyền con ngƣời của phòng tƣ pháp huyện là đáng ghi nhận. Nhƣng những hạn chế và tồn tại là vẫn có nhƣ đã phân tích ở trên. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Những hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, năng lực, trình độ và nhận thức của bộ phận cán bộ, công chức Phòng tư pháp huyện về quyền con người, bảo vệ quyền con người còn nhiều tồn tại.

Vấn đề về cán bộ là vấn đề cốt lõi của bất kỳ nhà nƣớc nào. Cán bộ tốt thì nhà nƣớc hoạt động hiệu quả và ngƣợc lại. Trên thực tế trong những năm vừa qua, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức trong quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền con ngƣời còn có nhận thức chƣa đầy đủ, còn xem nhẹ, chƣa tích cực chủ động trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền này. Nhiều cán bộ công chức tƣ pháp Huyện vẫn còn chƣa nắm rõ các nội dung và yếu tố của quyền con ngƣời, vị trí vai trò của cơ quan mình trong việc bảo đảm quyền con ngƣời. Có ngƣời còn coi bảo vệ quyền con ngƣời là những vấn đề vĩ mô, thuộc về các cơ quan cấp trên, thuộc về nhà nƣớc mà không biết rằng trong mỗi hoạt động hàng ngày, hoạt động công vụ của họ ở Phòng tƣ pháp chính là đang đảm bảo đƣợc quyền con ngƣời.

Thứ hai, mối quan hệ phối hợp trong hoạt động bảo vệ quyền con người của các cơ quan nhà nước

Việc bảo vệ quyền con ngƣời có sự đóng góp của rất nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong hoạt động của mình, các cơ quan nhà nƣớc cần phải phối hợp với nhau trong việc thực hiện bảo vệ quyền con ngƣời. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phối hợp giữa các cơ quan trong bảo vệ quyền con ngƣời còn chƣa thực sự tốt. Nhiều cơ quan, tổ chức coi việc bảo vệ quyền con ngƣời là việc của Nhà nƣớc hoặc của cơ quan khác mà không phải của mình. Do đó, sự phối hợp còn rất nhiều khó khăn.

Phòng tƣ pháp huyện trong hoạt động phối hợp với các cơ quan chức năng khác vẫn còn nhiều hạn chế, quan hệ phối hợp chƣa thƣờng xuyên, chƣa trọng tâm, trọng điểm. Mối quan hệ phối hợp giữa Phòng tƣ pháp và Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn còn chƣa đảm bảo, chƣa có sự liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn. Điều này làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động bảo đảm quyền con ngƣời của phòng tƣ pháp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Tại chƣơng 2 của luận văn, tác giả phân tích thực trạng bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động của phòng tƣ pháp huyện. Kết quả nghiên cứu của chƣơng 2 nhƣ sau:

Thứ nhất, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng với những đặc điểm về phát triển kinh tế - xã hội riêng đã có ảnh hƣởng tới quá trình thực hiện và bảo vệ quyền con ngƣời trên địa bàn.

Thứ hai, phân tích đƣợc chức năng, nhiệm vụ của Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. Đây là cơ sở để xác định đƣợc vai trò bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động của phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy trên thực tế.

Thứ ba, phân tích đƣợc những kết quả đạt đƣợc trong bảo vệ quyền con ngƣời qua hoạt động của phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy.

Thứ tƣ, xác định đƣợc những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại trong hoạt động bảo vệ quyền con ngƣời của phòng tƣ pháp huyện. Các hạn chế nhƣ: sự phối hợp hoạt động, cơ sở vật chất trang thiết bị, hệ thống pháp luật, và nhận thức năng lực của bộ máy..

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)