Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 72 - 76)

Trong những bƣớc đi đầu tiên của sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam việc nhận thức và thực hiện pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật còn nhiều hạn chế. Quyền con ngƣời đƣợc bảo đảm bằng pháp luật, việc thực hiện pháp luật không nghiêm minh có ảnh hƣởng trực tiếp tới thụ hƣởng quyền con ngƣời. Ý thức pháp luật và sự hiểu biết các quy định pháp luật là yếu tố đầu tiên chi phối hành vi sống và làm theo Hiến pháp, Pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trƣờng hợp vi phạm pháp luật lại không phải vì không hiểu biết các quy định của pháp

luật mà vì chƣa có thói quen tôn trọng pháp luật, chƣa coi thực hiện pháp luật nhƣ thực hiện mệnh lệnh của cuộc sống. Cơ chế quyền kiểm soát quyền, cơ chế độc lập cao và chế ƣớc, kiểm tra kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực để bảo đảm mọi ngƣời, mọi tổ chức đều phải tuân thủ nghiêm minh pháp luật, không một tổ chức và cá nhân nào, kể cả đối với nhà nƣớc, đứng trên hoặc đứng ngoài pháp luật vẫn đang là một vấn đề không nhỏ để vận hành cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con ngƣời. Mặc dù về cơ bản, Hệ thống pháp luật nƣớc ta về quyền con ngƣời không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và việc bảo đảm các quyền con ngƣời trên thực tế là phù hợp, thậm chí còn ở mức tiến bộ, so với thông lệ quốc tế; tuy nhiên vẫn còn thiếu đồng bộ, có chỗ còn chống chéo, mẫu thuẫn, chƣa theo kịp thực tiễn, dẫn đến khó khăn, thậm chí hiểu sai trong quá trình vận dụng và thực thi pháp luật làm ảnh hƣởng đến việc bảo đảm tính hợp hiến, tính khả thi, tính minh bạch trong quá trình bảo đảm quyền con ngƣời. Đây chính là vật cản lớn đối với sự phát triển của xã hội cũng nhƣ trong việc bảo đảm thực hiện, phát triển con ngƣời. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy vẫn còn những hạn chế, tồn tại sau đây:

Thứ nhất, hạn chế trong quá trình triển khai việc thực hiện các quyền con người của Phòng tư pháp

Phòng tƣ pháp nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung chƣa thực hiện đúng chức năng của mình trong quản lý xã hội nên làm hạn chế việc triển khai thực hiện các quyền con ngƣời trong thực tiễn. Phòng tƣ pháp cũng nhƣ Uỷ ban nhân dân chƣa sử dụng các hình thức pháp lý và phƣơng pháp quản lý phù hợp với các đối tƣợng chịu sự quản lý nên vô hình chung đã tạo ra rào cản cho cá nhân thực hiện các quyền của mình nhƣ quyền tự do kinh doanh (một hiện tƣợng xảy ra trong thực tế là không quản lý đƣợc thì cấm).

Thứ hai, hạn chế về nhận thức của người dân và của cán bộ công chức về quyền con người và bảo vệ quyền con người.

Trình độ và nhận thức về quyền con ngƣời của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp trong bộ máy nhà nƣớc nói chung trong đó có Phòng tƣ pháp huyện, trong hệ thống chính trị, trong các tổ chức, đoàn thể xã hội còn nhiều hạn chế, kể cả ở trung ƣơng và địa phƣơng, trong tất cả các ngành và các lĩnh vực công tác. Đội ngũ cán bộ, công chức bị phân tán, không yêu nghề và trình độ chuyên môn chƣa phù hợp, nhận thức về vai trò của họ trong việc bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động công vụ chƣa thống nhất.

Hiện nay Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy mới ch có cơ cấu gồm 1 trƣởng phòng, 2 phó phòng và 2 công chức. Số lƣợng biên chế nhƣ vậy là quá ít so với thực trạng thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Phòng. Hiện nay Phòng phải thực hiện 17 đầu mối công việc, xử lý hàng ngày hàng chục hồ sơ các loại. Chính vì vậy với số lƣợng biên chế công chức ít sẽ không đảm bảo đƣợc công việc triển khai. Do đó, quá trình thực hiện hoạt động bảo đảm quyền con ngƣời còn chƣa đảm bảo hiệu quả cao. Điều này cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân hạn chế về nguồn nhân lực của Phòng.

Thứ ba, hạn chế tồn tại trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền con người.

Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống vi phạm nhân quyền còn yếu. Hiện nay, các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở nƣớc ta chủ yếu đề cập đến vấn đề nhân quyền dƣới dạng phê phán sự xuyên tạc, lợi dụng nhân quyền để chống phá ta của các thế lực phản động, thù địch. Nhân quyền đƣợc coi là một vấn đề nhạy cảm, ít khi những vấn đề nhân quyền trong nƣớc đƣợc đề cập một cách trực tiếp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Cơ chế bảo đảm nhân quyền ở nƣớc ta hiện nay cũng chƣa thực sự hiệu quả, nƣớc ta vẫn chƣa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời; chƣa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý các tố cáo và vi phạm nhân quyền.

Phòng tƣ pháp cấp huyện trong đó có Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy là cơ quan đƣợc luật pháp giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và tuyên truyền phổ biến pháp luật về quyền con ngƣời của Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy vẫn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu đặt ra. Số lƣợng các cuộc tuyên truyền pháp luật đã diện ra trong những năm vừa qua vừa ít về số lƣợng và hạn chế về số lƣợng. Tại huyện Kiến Thụy trong những năm vừa qua đã tổ chức đƣợc hàng trăm buổi tuyên truyền pháp luật tuy nhiên so với quy mô dân số và số xã trên địa bàn thì t lệ ngƣời dân đƣợc tuyên truyền, phổ biến về pháp luật đặc biệt là về quyền con ngƣời còn chiếm t lệ rất nhỏ. Đặc biệt, hoạt động tuyên truyền pháp luật của phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy còn chƣa thực chất, xuất phát từ nguyên nhân khách quan là ngƣời dân còn thờ ơ với tìm hiểu pháp luật, sợ tốn thời gian, công sức. Tuy nhiên cũng xuất phát tƣ nguyên nhân chủ quan đó là chất lƣợng các buổi tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chƣa có nhiều nội dung hay, dễ hiểu để đông đảo ngƣời dân có thể tiếp cận.

Thứ tư, hạn chế tồn tại trong vấn đề cơ sở vật chất, kinh tế xã hội về bảo vệ quyền con người.

Ngoài ra, còn là sự thiếu hụt các nguồn vật chất bảo đảm. Mặc dù đòi hỏi ở mức độ khác nhau, song việc bảo đảm bất cứ quyền con ngƣời nào cũng không thể tách rời các điều kiện vật chất. Sự phát triển của kinh tế thị trƣờng một mặt đã đem đến sự đổi mới và phát triển nhanh chóng trong mọi mặt của đời sống xã hội, tôn vinh các giá trị lao động sáng tạo và xuất hiện sự sung túc, giàu sang, thoải mãn ngày càng cao các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, nhƣng mặt khác kéo theo những tiêu cực và vấn nạn xã hội đáng lo ngại, ảnh hƣởng trực tiếp tới vận hành cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con ngƣời. Thất nghiệp gia tăng; sự phân hóa giàu nghèo giữa các tấng lớp dân cƣ và giữa các vùng miền ngày càng lớn; nạn tham nhũng và sử dụng phung phí tiền bạc, tài sản xã hội diễn biến theo chiều hƣớng phức tạp. Những

tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và tình trạng bạo lực có chiều hƣớng lan rộng; tai nạn giao thông ngày càng tăng; môi trƣờng sống bị ô nhiễm, dân số tăng nhanh…

Thực tế hiện nay, ngành tƣ pháp nói chung và Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy nói riêng còn rất hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Điều này ảnh hƣởng khá nhiều đến hoạt động nghiệp vụ của ngành cũng nhƣ hoạt động bảo đảm quyền con ngƣời của Phòng tƣ pháp. Hiện nay quy mô nơi làm việc của phòng ch gồm 1 phòng làm việc tƣơng đối chật chội, số máy tính chất lƣợng không đảm bảo, máy in ch có một chiếc đến chất lƣợng hoạt động của phòng tƣ pháp. Ngoài ra chế độ đãi ngộ về lƣơng và phụ cấp đối với cán bộ tƣ pháp huyện còn chƣa tƣơng xứng với tính chất và khối lƣợng công việc. Do đó, các cán bộ chƣa yên tâm công tác, chƣa thực sự tâm huyết trong hoạt động. Điều này ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng bảo đảm quyền con ngƣời của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)