Bồi thường nhà nước và trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 61 - 64)

Công tác bồi thƣờng nhà nƣớc: Ban hành Quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của ngƣời thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại cho hộ gia đình bà Cao Thị Kính; ban hành Công văn số 29/STP-HCTP ngày 09/01/2017 về việc gấp rút triển khai xem xét trách nhiệm hoàn trả Bồi

thƣờng trách nhiệm nhà nƣớc và Công văn số 509/STP-HCTP ngày 24/3/2017 về việc góp ý dự thảo Luật trách nhiệm Bồi thƣờng nhà nƣớc (sửa đổi); ch đạo Sở Tƣ pháp bàn hành Kế hoạch số 977/KH-STP ngày 30/5/2017 về việc triển khai áp dụng Bộ tiêu chí trong năm 2017 và áo cáo công tác ồi thƣờng nhà nƣớc năm 2017.

Công tác trợ giúp pháp lý: Quyền đƣợc trợ giúp pháp lý hay quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý là một quyền cơ bản trong hệ thống quyền con ngƣời nói chung, là một quyền cụ thể của quyền tiếp cận tƣ pháp hay quyền tiếp cận công lý). Nội hàm của nó là những yêu sách chính đáng của cá nhân hoặc nhóm ngƣời nhất định về việc đƣợc tiếp cận hệ thống dịch vụ tƣ vấn pháp lý miễn phí dựa trên quy định của pháp luật. Quyền đƣợc trợ giúp pháp lý khác với hoạt động trợ giúp pháp lý ở chỗ, đó là phạm trù để ch khả năng và năng lực của chủ thể thụ hƣởng sự trợ giúp pháp lý đƣợc pháp luật bảo đảm; trong khi đó, hoạt động trợ giúp pháp lý ch hệ thống và cách thức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý. Chủ thể của quyền trợ giúp pháp lý là cá nhân, còn chủ thể của hoạt động trợ giúp pháp lý là nhà nƣớc và xã hội. Hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả hay không tùy thuộc vào cơ chế thực thi nó và việc xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình hành động dựa trên quyền và lợi ích của đối tƣợng thụ hƣởng làm xuất phát điểm, đồng thời làm phƣơng tiện và mục đích cho toàn bộ hoạt động trợ giúp pháp lý.

Quyền tiếp cận tƣ pháp nói chung và quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý nói riêng đƣợc quy định tại một số công ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên nhƣ: Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 , Công ƣớc chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW), Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em…

Quyền đƣợc trợ giúp pháp lý đƣợc ghi nhận đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội đƣợc tôn trọng và bảo đảm”. Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2003 ộ luật TTHS), Chƣơng IV về ngƣời tham gia tố tụng có những quy định về bảo đảm quyền đƣợc TGPL của công dân. Chẳng hạn, Khoản 2, Điều 57 của Bộ luật TTHS quy định quyền đƣợc có ngƣời bào chữa; Điều 62 nhấn mạnh rằng cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc thụ hƣởng quyền tiếp cận công lý và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của những ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách, ngƣời dân tộc thiểu số, trẻ em và phụ nữ. Nó góp phần quan trọng trong việc đƣa pháp luật vào cuộc sống, nhất là ở địa phƣơng, và tới những đối tƣợng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội, nhờ đó họ nâng cao đƣợc nhận thức về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ dân sự và hình sự có liên quan. Hoạt động trợ giúp pháp lý đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của cán bộ, công chức và ngƣời dân về pháp luật cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ liên quan của cán bộ, công chức đối với nhân dân. Theo ý nghĩa đó, trợ giúp pháp lý tăng cƣờng việc bảo đảm và hiện thực hoá các quyền con ngƣời và quyền công dân của các cá nhân.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng về vai trò của trợ giúp pháp lý trong đảm bảo quyền con ngƣời, Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy đã tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Thụy Ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 20/01/2017 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn.

Hoạt động trợ giúp pháp lý của Phòng tƣ pháp huyện Kiến Thụy đảm bảo quyền con ngƣời đƣợc đảm bảo, đặc biệt là quyền đƣợc trợ giúp pháp lý và quyền tiếp cận tƣ pháp, là những quyền con ngƣời đã đƣợc thế giới cũng nhƣ Việt Nam thừa nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)