Đổi mới nhận thức về vai trò của Phòng Tư pháp huyện trong việc bảo vệ quyền con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 87 - 89)

việc bảo vệ quyền con người

Là cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc về tƣ pháp, hoạt động của Phòng tƣ pháp có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc bảo đảm, thúc đẩy và phát triển quyền tự do dân chủ của công dân. Do đó, việc phát huy vai trò của Phòng tƣ pháp trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con ngƣời là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế, một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc phát huy vai trò của Phòng tƣ pháp trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con ngƣời là do thiếu sự nhận thức đúng đắn và thống nhất. Vẫn còn có quan niệm cho rằng Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung không phải là thiết chế đại diện cho nhân dân, hoạt động của Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung trƣớc hết nhằm mục đích phục vụ lợi ích nhà nƣớc, sau đó mới là lợi ích của nhân dân.

Nhân dân có nghĩa vụ đóng góp xây dựng ngân sách nhà nƣớc, nuôi bộ máy hành chính. Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung vì thế sẽ đại diện cho bộ máy nhà nƣớc ở tầm vĩ mô, quản lý xã hội. Quan niệm này kéo dài nhiều thập niên qua và chi phối rất lớn đến nền hành chính truyền thống với đặc tính là cai trị chủ yếu. Do đó, trong thời gian tới, việc đổi mới nhận thức về vai trò của Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung trong việc bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền con ngƣời cần phải đƣợc thống nhất lại trong toàn bộ nhận thức của nhân dân và cả hệ thống

chính trị. Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung hoạt động và mục đích cơ bản, duy nhất của Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung là phục vụ nhân dân. Nền hành chính cai trị vì thế phải bị xóa bỏ, thay vào đó là nền hành chính phục vụ. Các phƣơng diện hoạt động của nền hành chính hƣớng chủ yếu vào quản lý xã hội, đƣa các giá trị phổ quát của quyền con ngƣời vào thực tiễn đời sống. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền con ngƣời trong quá trình quản lý xã hội của Chính phủ phải đƣợc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.

Thực hiện phƣơng châm hoạt động của ngành “Tƣ pháp hƣớng về cơ sở”, Phòng Tƣ pháp huyện cầnban hành tiêu chí chấm điểm, xếp hạng thi đua cho các xã, thị trấn; hàng quý phải tổ chức giao ban định kỳ thông qua công tác giao ban các vƣớng mắc trong quá trình tác nghiệp ở từng đơn vị đều đƣợc đƣa ra thảo luận, tìm hƣớng tháo gỡ, giúp công chức tƣ pháp nắm vững nghiệp vụ, giúp lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn hiểu thêm những phức tạp, khó khăn gặp phải trong công việc mà quan tâm hơn đến công tác tƣ pháp. Định kỳ, lãnh đạo Phòng tƣ pháp huyện cần kiểm tra nắm tình hình ở cấp xã theo chuyên đề), phổ biến pháp luật và xây dựng tủ sách pháp luật, phát triển tổ chức và hoạt động Tổ hòa giải ở cơ sở…, có biên bản kết luận kiểm tra, biểu dƣơng mặt mạnh, kiến nghị biện pháp khắc phục mặt yếu. Cuối mỗi năm Phòng cần đánh giá công chức tƣ pháp - hộ tịch các xã, thị trấn dựa trên hiệu quả công tác, ý thức rèn luyện phấn đấu của từng ngƣời (có thông báo đến từng đơn vị làm cơ sở cho UBND các xã, thị trấn đánh giá, xếp loại, khen thƣởng biểu dƣơng công chức. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở cũng đƣợc đẩy mạnh, tập trung vào các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các đối tƣợng chính sách. Phòng cần phải tham mƣu cho U ND huyện kiện toàn Hội đồng cấp huyện, ch đạo UBND các xã, thị trấn kiện toàn Hội đồng cấp xã (những khi có biến động về nhân sự , tham mƣu cho U ND huyện phê duyệt chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm trên địa bàn và giao cho các thành viên Hội đồng cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Hơn thế nữa, cần phải nhận thức rằng, để thực hiện quyền lập quy của Chính phủ đáp ứng vai trò thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời, Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung phải từng bƣớc chuyển đổi vai trò ngƣời trực tiếp hoạch định chiến lƣợc, chính sách thành thiết chế phối hợp các hoạt động do nhiều chủ thể tham gia trong quá trình hoạch định chiến lƣợc, chính sách. Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung cũng cần có cơ chế tạo điều kiện tối đa cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp vào các chiến lƣợc và chính sách của Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung. Trên thực tiễn, các chính sách phát triển của đất nƣớc bao giờ cũng gắn với chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm các quyền con ngƣời và thúc đẩy việc thực hiện quyền con ngƣời. Do đó, trong thời gian tới Phòng tƣ pháp nói riêng và Uỷ ban nhân dân nói chung cần phát huy vai trò đầu mối tổ chức và ch đạo thực thi các chính sách quốc gia và các cam kết về quyền con ngƣời mà Việt Nam đã tuyên bố và ký kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)