huyện
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tƣ pháp nói chung và đặc biệt trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần có những giải pháp đồng bộ, tạo lập cơ chế hiệu quả và hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động này. Cụ thể nhƣ sau:
Một là, cần phải xác lập chế định cụ thể, rành mạch và có tính ổn định cao về thẩm quyền kiểm tra và phạm vi, đối tƣợng kiểm tra. Việc xây dựng cơ chế kiểm tra để qua đó phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các nội dung không phù hợp với pháp luật trong các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền kiểm tra, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, minh bạch, công khai của hệ thống pháp luật. Theo đó cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại các bộ, ngành; kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định trƣớc đây không còn phù hợp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản QPPL cần tập trung hoàn thiện quy định về nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật; thẩm quyền kiểm tra văn bản QPPL; thẩm quyền xử lý
văn bản trái pháp luật; phạm vi, đối tƣợng, nội dung kiểm tra và các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản.
Hai là, cần có một cơ chế quy định rõ trách nhiệm cụ thể của tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL, cũng nhƣ tổ chức, cá nhân kiểm tra văn bản, có nhƣ vậy công tác ban hành văn bản mới thật sự đƣợc quan tâm, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Pháp luật hiện nay đã có nhiều quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái luật dẫn đến thiệt hại do việc áp dụng văn bản trái luật gây ra nhƣ quy định về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; quy định về trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc… Tuy nhiên, trên thực tế việc quy trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức ban hành văn bản còn hạn chế dẫn tới việc ban hành văn bản tùy tiện, thiếu trách nhiệm chƣa bảo đảm đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Ba là, hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản QPPL theo hƣớng:
- Về mặt tự kiểm tra: Thực hiện theo nguyên tắc văn bản cấp nào ban hành thì cấp đó tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm. Ví dụ nhƣ: Văn bản của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ thì giao cho Văn phòng Chính phủ tự kiểm tra; văn bản của bộ, ngành do bộ, ngành tự kiểm tra thông qua vụ pháp chế; văn bản của U ND các cấp giao cho Văn phòng U ND kiểm tra không thông qua các sở, ngành nhƣ hiện nay mà các sở, ngành ch thực hiện việc phản ánh, đề xuất nếu nhƣ phát hiện văn bản có sai phạm.
- Về mặt kiểm tra theo thẩm quyền: Thành lập các ban kiểm tra văn bản QPPL thuộc Ủy ban Tƣ pháp của Quốc hội để kiểm tra văn bản luật, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tƣớng Chính Phủ; Cục kiểm tra văn bản QPPL của ộ Tƣ pháp kiểm tra thông tƣ của ộ trƣởng, nghị quyết của HĐND t nh và quyết định của U ND t nh. Phòng kiểm tra văn bản của Sở Tƣ pháp t nh, thành phố trực thuộc trung ƣơng kiểm tra văn bản của HĐND, U ND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc t nh.
Bốn là, cần tăng cƣờng tính độc lập tƣơng đối của các chủ thể thực hiện
kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL cần phải đƣợc thực hiện thông qua một hệ thống cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chuyên trách, đồng thời thể hiện đƣợc sự phối kết hợp với việc giám sát của cơ quan nhà nƣớc và sự giám sát trực tiếp của nhân dân, qua đó mới khắc phục đƣợc những hạn chế, tồn tại trong công tác tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản.
Năm là, cần bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các cơ quan có liên quan và
sự tham gia rộng rãi của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, của các phƣơng tiện thông tin đại chúng và của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Hàng năm, có hàng nghìn văn bản QPPL thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên tất cả các mặt đời sống, kinh tế, xã hội đƣợc ban hành, do đó khối lƣợng công việc về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL là rất lớn, cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan có liên quan đặc biệt là giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản nhƣ: Cục Kiểm tra văn bản QPPL, pháp chế các bộ, ngành và cơ quan tƣ pháp địa phƣơng.