Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 46 - 52)

Xuất phát từ nguyên tắc hiến định: Quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp và luật vì vậy các quyền đƣợc quy định trong hiến pháp tạo thành hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản có tính nguyên tắc nền tảng. Các quyền đƣợc quy định trong luật

một mặt cụ thể hóa các quyền trong hiến pháp, mặt khác phát triển và bổ sung thêm những quyền mới. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo quyền con ngƣời đòi hỏi một mặt từ sự tăng cƣờng hoạt động lập pháp của Quốc hội đây đƣợc xem là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền

con ngƣời); một mặt cần chú trọng, nâng cao vai trò của công tác tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào thực tế . Vì không có pháp luật thì không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con ngƣời và nếu nhƣ hoạt động lập pháp là tiền đề, xuất phát điểm cho toàn bộ hoạt động bảo vệ nhân quyền của các cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc thì hoạt động hành pháp trong đó có hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho cá nhân, công dân tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình khi bị xâm pham.

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân; tiến tới mỗi quyền trong hiến pháp cần đƣợc quy định trong một đạo luật cụ thể, chẳng hạn nhƣ quyền đƣợc thông tin (cần có Luật về quyền tiếp cận thông tin); quyền nhân thân (cần có Luật quốc tịch, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình... ; tự do biểu tình; quyền đình công cần có Luật về biểu tình, về đình công ; các quyền tham gia công việc Nhà nƣớc quy định về trƣng cầu dân ý (cần có Luật Trƣng cầu dân ý ; các quy định về dân chủ cơ sở (cần có Luật dân chủ ở cơ sở …

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong những năm qua , trên địa bàn Hải Phòng nói chung và tại huyện Kiến Thụy nói riêng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến với mọi ngƣời dân. Phòng Tƣ pháp đóng vai trò là cơ quan thƣờng trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện đã chủ động tuyên truyền và phối hợp với nhiều

cơ quan, đơn vị, đoàn thể để có những hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phong phú, đa dạng nhƣ tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, Câu lạc bộ pháp luật, khai thác tủ sách pháp luật; thi tìm hiểu pháp luật, phƣơng tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lƣu động, pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, sách bỏ túi, đĩa CD, phiên tòa lƣu động, hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý, lồng ghép trong thực hiện các dự án, chƣơng trình, cuộc họp... Trong 05 năm, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của huyện đã tổ chức, lồng ghép tổ chức gần 7.000 hội nghị, lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật... cho hơn 8.615.219 lƣợt ngƣời; 108 cuộc thi thu hút 1.198 lƣợt ngƣời tham gia; in ấn, phát hành 1.665.022 tài liệu; thực hiện 1.540 chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật trên đài phát thanh huyện, loa truyền thanh của xã và tuyên truyền 159.084 tin, bài trên phƣơng tiện thông tin đại chúng; thực hiện 60 chuyên mục “Pháp luật và đời sống”...[49]. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chủ yếu tập trung tuyên truyền, phổ biến vào các luật mới đƣợc Quốc hội thông qua, văn bản pháp luật mới ban hành, chuyên đề, lĩnh vực hoặc theo hƣớng dẫn của các cơ quan cấp trên, văn bản liên quan trực tiếp đến quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ công dân. Mặt khác, với các thông điệp tuyên truyền cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, các cấp, các ngành và địa phƣơng luôn nhạy bén, kịp thời trong nắm bắt những vấn đề đƣợc Nhân dân quan tâm để tuyên truyền, định hƣớng dƣ luận xã hội nhƣ công tác giữ vững chủ quyền biển đảo, bầu cử, vận động ngƣời dân không tụ tập, kích động cản trở khởi công một số dự án quan trọng trên địa bàn… ên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể, địa phƣơng các cấp thƣờng xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề nhằm phát hiện nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, vƣớng mắc trong triển khai thi hành pháp luật, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích và giải quyết kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị, phản ánh của Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án lớn có tác động quan trọng tới

kinh tế - xã hội của thành phố nhƣ dự án về giao đất, thu hồi đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, vệ sinh an toàn thực phẩm…[50].

Ngoài ra, để công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng đúng đối tƣợng, việc triển khai, lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tƣợng đặc thù từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh thông qua việc thực hiện các Đề án nhƣ “Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng” giai đoạn 2013-2016; “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển của đất nƣớc giai đoạn 2013 - 2016”; “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động”; “Tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biển”; “Tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật”; “Đề án tiếp tục tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo ở xã, thị trấn”...

Các hình thức lồng ghép tuyên truyền với hoạt động sinh hoạt hội, đoàn thể là kênh thông tin đặc biệt quan tâm. Chú trọng tuyên truyền cho đối tƣợng thanh thiếu niên trong trƣờng học: phòng Tƣ pháp phối hợp Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các trƣờng học đảm bảo 100% học sinh tiếp cận các văn bản pháp luật liên quan. Các phòng: Tƣ pháp, Giáo dục – Đào tạo, lãnh đạo các trƣờng THPT, THCS trên địa bàn huyện phối hợp với Ban An toàn giao thông huyện tuyên truyền Luật an toàn, giao thông , Luật giáo dục, Luật phòng chống tệ nạn xã hội … cho học sinh và giáo viên cho trên 8000 lƣợt cán bộ và học sinh trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 và nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó điển hình là cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 [48].

Vừa qua, ngày 05/9/2017 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 về việc phê duyệt Đề án đƣa nội dung quyền con ngƣời vào chƣơng trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con ngƣời, tạo sự chuyển

biến trong nhận thức của ngƣời học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của ngƣời khác. Nâng cao ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nƣớc và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nƣớc.

Theo tinh thần đó, trên địa bàn thành phố và tại huyện Kiến Thụy cũng đang chú trong xây dựng kế hoạch triển khai quyết định của Thủ tƣớng qua đó đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đƣa nội dung quyền con ngƣời vào chƣơng trình giáo dục trong các cấp học trên phạm vi toàn huyện; tăng cƣờng thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng kết hợp với giáo dục nhà trƣờng và xã hội trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng, các cơ quan quản lý giáo dục và đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để triển khai Đề án…là những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để từng bƣớc triển khai thực hiện Đề án.

Dự kiến, Lộ trình thực hiện Kế hoạch sẽ đƣợc thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 01: 2017-2020; Giai đoạn 02: 2021-2025 gồm các hoạt động chủ yếu thông tin tuyên truyền, tổ chức Tập huấn Đề án; Sơ kết, tổng kết, khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục quyền con ngƣời trên địa bàn huyện….. Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy về quyền con ngƣời trong hệ thống giáo dục quốc dân đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng; 100% các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện tổ chức giáo dục quyền con ngƣời cho ngƣời học.

Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và tác động trực tiếp đến ý thức của đối tƣợng. Trƣớc hết, các hoạt động này tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật. Từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, đối tƣợng đƣợc phổ biến, giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, đồng thời sự hiểu biết về pháp luật cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Pháp luật chính là phƣơng tiện hàng đầu để Nhà nƣớc quản lý xã hội và cũng là phƣơng tiện cho mỗi ngƣời bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho đối tƣợng nhận thức đƣợc những giá trị cao đẹp ấy của pháp luật và biết sử dụng phƣơng tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống.

Một trong những nội dung quan trọng của quyền con ngƣời đó là quyền đƣợc cung cấp thông tin, và quyền đƣợc phổ biến về pháp luật. Pháp luật muốn đƣợc thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào việc ngƣời dân có hiểu biết về pháp luật tốt hay không. Ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Kiến Thụy nói riêng, tình trạng hiểu biết kém về pháp luật của một bộ phận ngƣời dân vẫn còn. Điều này dẫn đến tình trạng làm trái pháp luật, thực hiện các hành vi không đƣợc phép còn xảy ra ở một số nơi, một số thời điểm. háp luật của Nhà nƣớc không phải khi nào cũng đƣợc mọi ngƣời trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm ch nh. Tuy rằng bản chất pháp luật của Nhà nƣớc ta là rất tốt đẹp, nó phản ánh ý chí, nguyện vọng, mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Những quy định pháp luật đó dù tốt đẹp bao nhiêu chăng nữa mà không đƣợc nhân dân biết đến thì vẫn là những trang giấy "Ngủ yên không làm rung động không khí".

Pháp luật của Nhà nƣớc có thể đƣợc một số ngƣời tìm hiểu, quan tâm và nắm bắt xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu hay từ nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Những ngƣời này luôn theo sát những quy định pháp luật mới đƣợc ban hành để phục vụ trực tiếp cho công việc của mình, nhƣng số lƣợng đối tƣợng này không phải là nhiều. Trong điều kiện trình độ dân trí còn chƣa cao, đời sống kinh tế của đa số nhân dân còn gặp nhiều khó khăn cho nên các đối tƣợng nằm trong sự điều ch nh của các văn bản pháp luật, nghĩa là số đông nhân dân lao động trong xã hội chƣa có điều kiện tiếp cận với pháp luật.

Phổ biến, giáo dục pháp luật chính là phƣơng tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến với ngƣời dân, giúp cho ngƣời dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. Đó chính là phƣơng tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.

Nắm vững đƣợc nguyên tắc đó, với tƣ cách là cơ quan tham mƣu, giúp việc cho U ND huyện Kiến Thụy, Phòng tƣ pháp huyện đã chủ động triển khai thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn. Điều này nhằm mục đích nâng cao hiểu biết pháp luật của ngƣời dân, đồng thời nâng đảm bảo tốt hơn các quyền con ngƣời của họ. ởi lẽ, khi am hiểu về pháp luật ngƣời dân sẽ bảo vệ tốt hơn các quyền con ngƣời của mình. Đồng thời quyền đƣợc cung cấp thông tin, trong đó có thông tin về pháp luật là nhóm quyền cơ bản của con ngƣời mà cần đƣợc bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng tư pháp huyện trong bảo vệ quyền con người từ thực tiễn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)