Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của cơchế thủ tục hànhchính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

cửa cấp huyện

1.2.1.1. Khái niệm cơ chế thủ tục hành chính

Để tìm hiểu cơ chế thủ tục hành chính một cửa, trƣớc hết cần hiểu thế nào là cơ chế. "Cơ chế" là một thuật ngữ đƣợc đƣợc dịch từ tiếng

mécanisme của phƣơng Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện".Nhiều tác giả cho rằng, từ cơ chế đƣợc sử dụng trƣớc hết trong ngành y khi đề cập đến cơ chế gây

bệnh, sau đó dần đƣợc vận dụng sang lính vực quản lý kinh tế những năm 1970s. Tuy nhiên, cho dù vận dụng vào lĩnh vực nào, các định nghĩa đều cho thấy “cơ chế” đƣợc dùng với hàm ý chỉ hiện tƣợng ở trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh.Bên cạnh đó, trong mục 1.1.1, luận văn đã phân tích và viện dẫn các tài liệu về quan niệm thủ tục hành chính, theo đó TTHC là trình tự về thời gian, không gian và là cách thứcgiải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nƣớc nhà nƣớc trongmối quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân.

Xét về mặt ngữ nghĩa, cơ chế là một khái niệm rộng hơn và bao hàm cả khái niệm thủ tục. Tuy vậy, trong khuôn khổ luận văn, khi kết hợp cơ chế với thủ tục trong cơ chế thủ tục hành chính, tác giả luận văn cho rằng trong trƣờng hợp này, thuật ngữ cơ chế và thủ tục có ý nghĩa tƣơng tự nhau và có thể thay thể đƣợc cho nhau. Vậy cơ chế thủ tục hành chính là cách thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc đã đƣợc qui trình hóa, trình tự hóavà sắp xếp thành một hệ thống các bƣớc theo một trật tự nhất định.

1.2.1.2. Khái niệm cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”

TTHC là bộ phận cơ bản của thể chế HCNN, là công cụ của cơ quan HCNN sử dụng để giải quyết công việc cho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp của nền công vụ. Do vậy, cải cách TTHC là điều kiện cần thiết để tăng cƣờng củng cố mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và nhân dân, tăng cƣờng sự tham gia QLNN của nhân dân. Cải cách thủ tục đƣợc coi là khâu đột phá trong cải cách nền HCNN, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; TTHC là khâu đƣợc chọn đầu tiên, cải cách TTHC sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động. Để cải cách TTHC, một trong những cách thức hiệu quả nhất mà các quốc gia đều áp dụng đó là xây dựng và thực hiện cơ chế “một cửa”.

Khái niệm cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã đƣợc đề cập đến nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc kể từ khi bắt đầu quá trình cải cách thủ tục hành chính. Và mặc dù các quy chế đã thay đổi nhiều lần, song về cơ bản, khái niệm của cơ chế này vẫn không thay đổi.

Theo Điều 1 trong Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng định nghĩa nhƣ sau:

- Cơ chế một cửa: Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan HCNNtrong việc công khai, hƣớng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả đƣợc thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan HCNN.

- Cơ chế một cửa liên thông: Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNNcùng cấp hoặc giữa các cơ quan HCNNcác cấp trong việc công khai, hƣớng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả đƣợc thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Trên thực tế, có các loại hình liên thông sau đây:

+ Liên thông giữa các cơ quan HCNNcùng cấp (liên thông ngang): Giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện và cơ quan đƣợc tổ chức theo ngành dọc đặt tại huyện; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp tỉnh; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp tỉnh và cơ quan đƣợc tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh.

+ Liên thông giữa các cơ quan HCNNcác cấp (liên thông dọc): Giữa UBNDcấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện hoặc các cơ

quan đƣợc tổ chức theo ngành dọc đặt tại huyện; giữa UBNDcấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp tỉnh hoặc các cơ quan đƣợc tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa UBNDcấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp tỉnh hoặc cơ quan đƣợc tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa cơ quan HCNNthuộc tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

1.2.1.3. Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”

Việc thực thi cơ chế TTHC “một cửa”, “một cửa liên thông” chỉ có thể phát huy hiệu quả và lợi ích nếu thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc dƣới đây:

Thứ nhất, Niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các TTHC đã đƣợc công bố tại Quyết định công bố của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Thứ hai, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ đƣợc thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn.

Thứ ba, Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan HCNN trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức.

Thứ tư, Việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)