Đánh giá thực trạng thựchiệncơchế thủ tục hànhchính mộtcửa tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 81)

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Thực tiễn công tác cải cách TTHC thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông qua thời gian qua tại quận Hoàng Mai đã cho thấy đây là cơ chế đúng đắn, một giải pháp hữu hiệu để cải cách hành chính, xây dựng cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, đem lại nhiều thuận lợi cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã phát huy đƣợc hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN của chính quyền quận. Thông qua việc cải cách hành chính, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày một nâng lên. Phƣơng thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp trong giải quyết công việc của các cơ quan chuyên môn, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đƣợc chuyển biến rõ lét, hiệu quả, kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính có nhiều chuyển biến tích cực.

- Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cơ bản đi vào nề nếp, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn ngày càng cao.Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết, phí và lệ phí đƣợc công khai; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thời gian giải quyết và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan; của cán bộ, công chức, góp phần giảm bớt chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.

- Quy trình giải quyết công việc đƣợc tổ chức khoa học, chặt chẽ, giúp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có điều kiện kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ; mặt khác tạo điều kiện khuyến khích sự phấn

đấu vƣơn lên của từng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức, công dân hầu hết đƣợc thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, có phiếu tiếp nhận hồ sơ, sổ ghi chép và hẹn ngày trả kết quả tạo sự an tâm cho ngƣời dân, góp phần làm giảm đáng kể số lƣợng đơn khiếu nại liên quan đến công tác giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do cơ quan hành chính thựchiện.

- Việc thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp cho các cán bộ, công chức nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc, làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc cho nhân dân, từ bỏ thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và thay vào đó là thái độ nghiêm túc và tận tình đối với công việc của nhân dân. Nhân dân qua đó có thể kiểm tra, đánh giá đƣợc phẩm chất, năng lực của cán bộ, từ đó có thể đóng góp ý kiến hay kiến nghị về phẩm chất đạo đức của ngƣời cán bộ.

- Từ thực tiễn giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức đã phát hiện và loại bỏ đƣợc các công đoạn không cần thiết, các quy định rƣờm rà, không hợp lý, các điều kiện về hồ sơ đƣợc đơn giản; thời gian giải quyết đƣợc rút ngắn so với quy định (ví dụ nhƣ cải chính hộ tịch, cấp giấy chứng nhận đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu thƣờng trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp giấy đăng ký kinh doanh,..)

- Các quy trình thủ tục, các khoản phí, lệ phí rõ ràng, công khai đƣợc niêm yết tại nơi tiếp dân đã giúp ngƣời dân có đƣợc một tâm trạng thoải mái, giải tỏa đƣợc những thắc mắc do sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trƣớc đây, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Đồng thời tạo sự gần gũi hơn giữa cơ quan nhà nƣớc với nhân dân, tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính Nhànƣớc.

dân tránh đƣợc sự tốn kém về thời gian, chi phí. Điều này không những đem lại lòng tin của nhân dân vào cơ quan công quyền mà còn là yếu tố thể hiện phong cách và ý thức phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nƣớc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thực hiện TTHC đã giúp ngƣời dân có thể ở nhà vẫn thực hiện đƣợc các yêu cầu giải quyết công việc của mình.

Theo kết quả khảo sát của tác giả luận văn, trong số 96 ngƣời đƣợc hỏi, có tới 71 ngƣời (tƣơng đƣơng 73,96%) cho rằng thời gian trả kết quả TTHC nhƣ đã hẹn và 25 ngƣời (26,04%) khẳng định đã từng bị trễ hẹn. Tuy nhiên, hầu hết những ngƣời bị trễ hẹn đều trả lời rằng đã nhận đƣợc sự giải thích về lý do trễ hẹn một cách hợp lý. So với số liệu thống kê theo báo cáo hàng năm của UBND Quận Hoàng Mai (trong bảng 2.4), có một sự chênh lệch nhất định về tỷ lệ đúng hẹn. Tuy vậy theo nhận định của tác giả luận văn, mức chênh này có thể phụ thuộc vào thời điểm điều tra cũng nhƣ quan niệm khác nhau về độ trễ hẹn khi trả hồ sơ TTHC. Chẳng hạn, có một số ý kiến phàn nàn về việc khi đến nhận hồ sơ theo lịch hẹn, công dân vẫn phải chờ một thời gian tƣơng đối lâu để cán bộ tìm hồ sơ, đóng dấu, lƣu sổ v.v… Cũng theo khảo sát, có tới 90% ngƣời đƣợc hỏi trả lời hài lòng với kết quả giải quyết TTHC và 100% đối tƣợng khảo sát cho rằng không phải trả thêm các chi phí phát sinh ngoài quy định khi đến Bộ phận một cửa để giải quyết TTHC.

Theo kết quả xác định chỉ số CCHC năm 2016 của các sở, cơ quan ngang sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội, mặc dù không đạt điểm tối đa 8/8 (100%), song Hoàng Mai là một trong 5 quận, huyện đạt từ 90% đến dƣới 100%. Một trong những lý do khiến chỉ số CCHC của quận Hoàng Mai đạt mức cao là do chỉ số thành phần về cải cách TTHCcủa quận tƣơng đối tốt. Đây rõ ràng là một minh chứng rất đáng khích lệ và xứng đáng với những nỗ lực của chính quyền Quận trong thời gian qua.

2.3.2. Những hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì công tác cải cách TTHCtheo cơ chế một cửa của quận Hoàng Mai cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể nhƣ:

- Công tác chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị, UBND quận còn thiếu kiên quyết, công tác phối hợp thực hiện giữa các cơ quan đơn vị còn chƣa đồng bộ, hiệu quả. Bên cạnh đó việc thanh tra, kiểm tra còn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, hoặc có thực hiện nhƣng mang tính hình thức, không có tính nghiêm minh. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trƣờng hợp sai phạm đôi khi còn chƣa thực sự nghiêm khắc, cả lể, dẫn đến kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực những nhiều khi còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và cả ngƣời đứng đầu ở một số đơn vị về công tác cải cách TTHCtheo cơ chế một cửa còn chƣa đầy đủ, dẫn đến chƣa quan tâm thực hiện đúng mức, hiệu quả đạt đƣợcthấp.

- Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức chƣa đƣợc đồng đều, nhiều vị trí công việc còn yếu, đặc biệt là đối vớicông chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức trực tiếp thụ lý hồ sơ, dẫn đến giải quyết công việc còn máy móc, thụ động, không có khả năng tham mƣu, tổng hợp, kiến nghị đề xuất những sáng kiến, kinh nghiệm, phát hiện những vấn đề còn khó khăn, bất cập, đề xuất những biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức còn chƣa làm hết trách nhiệm của mình, việc hƣớng dẫn ngƣời dân chƣa tận tình, chu đáo, thái độ còn hạch sách, gây phiền hà, vẫn còn tình trạng ngƣời dân phải đi lại nhiều lần bổ sung hồ sơ, vẫn còn tình trạng các phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ còn chậm trễ, quá hạn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nhƣ cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, chế độ chính sách,…

Theo kết quả khảo sát của tác giả luận văn, mặc dù có một tỷ lệ khá cao những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng hài lòng và tƣơng đối hài lòng với việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC, song cũng vẫn còn một tỷ lệ nhất định trả lời chƣa hài lòng, đánh giá thấp về chất lƣợng dịch vụ công của Quận. Cụ thể, 11,46% không hài lòng với việc hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ; 16.67% không hài lòng với cách thức, phƣơng pháp làm việc của cán bộ, công chức giải quyết TTHC; 10,42% không thỏa mãn với kết quả giải quyết TTHC của cán bộ Quận…

- Việc phối hợp trong thực hiện các TTHC liên thông giữa các cơ quan nhà nƣớc còn chƣa đƣợc chặt chẽ, chậm trễ, đôi thi còn chƣa thực hiện hết trách nhiệm của mình, nhất là đối với các cơ quan phối hợp thực hiện TTHC liên thông.

- Mặc dù thành phố và quận đã có gắng tập trung đầu tƣ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND quận và UBND các phƣờng, nhƣng một số phƣờng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vẫn chƣa đảm bảo về diện tích tối thiểu 40m2 theo quy định, các trang thiết bị tin học ở một số phƣờng còn thiếu chƣa đáp ứng theo quy định.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt trong thực hiện TTHC một cửa còn chậm, thiếu quy hoạch tổng thể, đầu tƣ còn mang tính nhỏ lẻ, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, hiệu quả thấp, mới chỉ quan tâm đầu tƣ, thực hiện các ứng dụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, mà chƣa hƣớng đến các dịch vụ, các tiện ích phục vụ ngƣời dân và doanhnghiệp.

- Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân, cán bộ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hậu quả là gây khó khăn, tốn kém cả về thời gian, tiền bạc, cơ hội cho ngƣời dân và doanh nghiệp và cho chính cả cơ quan nhà nƣớc; làm giảm

hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc, gây trở ngại cho việc giao lƣu và hợp tác quốc tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài; gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là điều kiện thuận lợi cho nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí phát sinh, hoành hành.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế tồn tại trong công tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa nêu trên của Quận Hoàng Mai xuất phát từ nhiều lý do chủ quan, khách quan song chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, qua nhiều lần rà soát, đánh giá tác động của TTHC, hiện nay số lƣợng TTHC phải giải quyết ở cấp quận, cấp phƣờng còn quá nhiều, bên cạnh đó việc thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung, thay thế, thay thế một phần các TTHC làm cho chính các cơ quan nhà nƣớc cũng khó kiểm soát, thống kê và thực hiện, ngƣời dân thì khó theo dõi, cập nhật. Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thƣờng bị thay đổi một cách tuỳ tiện. Bên cạnh đó, việc ban hành thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn tuỳ tiện, kể cả ban hành "giấy phép con"; thủ tục hành chính yêu cầu có điều kiện còn quá nhiều gây khó khăn cho ngƣời dân khi thực hiện.

Thứ hai: Việc phân cấp trong công tác quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, chồng chéo:Việc phân cấp quản lý giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các cấp chính quyền ở địa phƣơng chƣa hợp lý, chƣa xuất phát từ lợi ích của ngƣời dân, của doanh nghiệp. Dẫn đến nhiều công việc địa phƣơng làm tốt, thuận lợi cho nhân dân thì không đƣợc trao quyền. Nhiều ngành, nhiều cấp cùng tham gia quản lý một lĩnh vực, dẫn đến có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành TTHC, hay một TTHC có nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện. Nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia giải quyết một công việc, dẫn đến tình trạng chồng chéo, khó thực hiện, gây phiền hà, mất nhiều thời gian cho ngƣời dân. Điển hình nhƣ các lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, lao động thƣơng binh và xã hội… phải thực hiện ở nhiều cấp (phƣờng - huyện, huyện - tỉnh, tỉnh - trungƣơng).

Thứ ba: TTHC ban hành chủ yếu xuất phát từ nhu cầu quản lý của các cơ quan nhà nƣớc, mà chƣa phản ánh đƣợc thực tiễn đời sống của ngƣời dân, chƣa xuất phát từ quyền và lợi ích của ngƣờidân.

Thứ tư: Việc ban hành thủ tục hành chính còn tùy tiện, thiếu khoa học: Trƣớc khi ban hành hành thủ tục hành chính đã không đánh giá tác động hoặc đánh giá mang tính hình thức, thiếu tính thực tế. Dẫn đến khi thủ tục hành chính ban hành ra gây khó khăn, tốn kém, ảnh hƣởng tiêu cực không chỉ đến đời sống nhân dân mà còn làm khó ngay chính cho các cơ quan nhà nƣớc khi thực thi nhiệmvụ.

Thứ năm: Tƣ duy của quản lý và vận hành của bộ máy nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ vẫn mang tƣ duy ban phát – xin cho. Việc chuyển đổi từ tƣ duy ban phát – xin cho sang tƣ duy phục vụ doanh nghiệp và ngƣời dân, những ngƣời đóng thuế để nuôi bộ máy nhà nƣớc còn rất chậm chạp. Một số CBCC trong cơ quan quận chƣa nhận thức đƣợc vấn đề thủ tục phải làm sao thân thiện, thái độ của công chức phải nhã nhặn, chuyên nghiệp, không gian nơi ngƣời dân thực hiện thủ tục hành chính phải gần gũi, văn minh và nhiều tiếng cƣời.

Thứ sáu: Chƣa chú trọng hƣớng đến xây dựng cơ quan hành chính hiện đại. Đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ vẫn quen tƣ duy làm việc theo lối truyền thống, thủ công mà không chịu áp dụng khoa học công nghệ để cải tiến, sáng tạo trong quản lý công việc. Không thấy hết đƣợc vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, là con đƣờng ngắn nhất để công khai minh bạch, giảm chi phí, rút ngắn đƣợc thời gian trong giải quyết thủ tục

hành chính không chỉ cho ngƣời dân, doanh nghiệp mà ngay cả cho chính bản thân cơ quan nhà nƣớc. Chính phủ điện tử là công cụ, là một phƣơng tiện giúp ngƣời dân thuận lợi nhất trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tham gia quản lý nhà nƣớc và giúp cơ quan nhà nƣớc thực hiện có hiệu quả công việc quản lý, điều hành và phục vụ củamình.

Thứ bảy: Trình độ đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ. Bên cạnh đó chế độ tiền lƣơng còn nhiều bất cập, không đáp ứng đƣợc điều kiện sống tối thiểu, đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến thói cửa quyền, nhũng nhiễu, giải quyết công việc một cách máy móc, cứng nhắc đang rất phổ biến trong nhiều cơ quan công quyền hiện nay.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT CỬA TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN –

TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân Quận từ thực tiễn ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Để thực hiện hóa các mục tiêu đặt ra về cải cách TTHC trên địa bàn Thủ đô nhƣ đã đề cập ở trên, tác giả luận văn đề xuất những phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế, thủ tục về hành chính sau đây:

Thứ nhất, cần kiểm soát chặt chẽ TTHC, kịp thời công bố TTHC mới ban hành hoặc đƣợc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, tăng cƣờng ứng dụng CNTT để có nhiều TTHC đƣợc giải quyết ở mức độ 3, mức độ 4. Chính quyền thành phố cần công bố danh mục TTHC đƣợc tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trực tuyến qua mạng từ mức độ 3 trở lên.

Thứ ba, các cơ quan hành chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần phải nhanh chóng vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tăng cƣờng đầu tƣ phƣơng tiện và triển khai phần mềm ứng dụng CNTT để hỗ trợ ngƣời dân và doanh nghiệp có thể theo dõi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)