Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

(Quận Hoàng Mai màu xanh ngọc)

Hình 2.1: Bản đồ địa chính Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

(Nguồn: Cục bản đồ Việt Nam, 2015)

132/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập 9 xã của huyện Thanh Trì và 5 phƣờng của quận Hai Bà Trƣng. Vị trí của Quận nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội, phía bắc giáp quận Hai Bà Trƣng, phía nam và phía tây giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phía đông giáp sông Hồng và huyện Gia Lâm. Địa bàn quận rộng từ bắc xuống nam khoảng 5 km, từ đông sang tây khoảng 12 km. Quận nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam thành phố, có tổng diện tích 41.104,1 ha. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, bộ máy hành chính và các thiết chế tƣơng ứng của chính quyền và đoàn thể cũng đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Hiện nay, Hoàng Mai là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, với các công trình nhà chung cƣ cao tầng và các khu đô thị mới đang hoàn thiện. Tính đến 2016, dân số trên địa bàn Quận có trên 390.000 ngƣời, tăng gấp đôi so với thời điểm thành lập,gồm 14 phƣờng: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tƣơng Mai, Vĩnh Hƣng, Yên Sở.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trên địa bàn quận có đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đặc biệt là các tuyến đƣờng giao thông huyết mạch nối Thủ đô với các địa phƣơng khác nhƣ Quốc lộ 1A, 1B, tuyến đƣờng vành đai 3 cầu Thanh Trì, tuyến đƣờng Tam Trinh, đƣờng Lĩnh Nam, tuyến đƣờng vành đai 2,5… là điều kiện thuận lợi để lƣu thông hàng hoá và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Trên địa bàn quận có nhiều doanh nghiệp Trung ƣơng và Thành phố, 2 khu công nghiệp tập trung, chợ đầu mối, công viên, bến xe, nhà ga, cầu cảng, vùng bãi sông Hồng, hồ, đầm và nhiều di tích lịch sử văn hoá đã đƣợc xếp hạng…

Hình 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế của Quận Hoàng Mai (2016)

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của UBND Quận Hoàng Mai, 2016)

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn năm 2016

(theo giá so sánh năm 2010) đạt 26.813 tỷ đồng, tăng 13,47% so với năm 2015 (kế hoạch tăng 13,44%). Trong đó, công nghiệp và xây dựng đạt 15.128 tỷ đồng tăng 10,36%; thƣơng mại dịch vụ đạt 11.499 tỷ đồng tăng 18,07%; nông nghiệp và thủy sản đạt 186 tỷ đồng tăng 1,64%.

Về sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, sản phẩm tiêu thụ khá, một số ngành sản xuất chủ lực có mức tăng khá nhƣ: sản xuất giấy tăng 12,9%, thiết bị điện tăng 8,7%, chế biến lƣơng thực, thực phẩm tăng 9,2%, sản phẩm từ cao su, plastic tăng 12,7%,...

Vềlĩnh vực thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 tăng 22,8% so với năm trƣớc. Quận đã tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động của các chợ, trung tâm thƣơng mại; bàn giao công tác quản lý, khai thác chợ Đại Từ về Ban quản lý chợ Trƣơng Định, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ 08 Dự án chợ, trung tâm thƣơng mại dịch vụ. Nông nghiệp 1,06% Công nghiệp 56,21% Dịch vụ 42,73%

Về lĩnh vực nông nghiệp: Hiện nay, Quận đã tăng cƣờng sử dụng có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật vùng bãi phục vụ sản xuất nông nghiệp; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt 38,48 ha cây trồng, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra, nâng cao năng suất diện tích 20,09ha nuôi trồng thủy sản. Tính đến nay, trên địa bàn Quận đã chuyển đổi đƣợc 160ha cây trồng đạt 71% so với diện tích chuyển đổi của Dự án quy hoạch sản xuất nông nghiệp đã đƣợc phê duyệt.

Về lĩnh vực tài chính - ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận năm 2016 đạt 3.480 tỷ đồng bằng 127% dự toán Thành phố giao và quyết nghị của HĐND Quận. Trong đó, một số khoản thu đạt cao so với dự toán nhƣ thu tiền sử dụng đất ƣớc tăng 115% dự toán, thuế thu nhập cá nhân tăng 18,2% dự toán, tiền thuê đất tăng 9,8% dự toán...

2.1.1.3. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến thực hiện cơ chế một cửa ở Quận Hoàng Mai

Từ những phân tích về đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hoàng Mai, có thể nhận thấy việc thực hiện cơ chế thủ tục hành chính một cửa trên địa bàn quận gặp những thuận lợi và khó khăn sau đây:

- So với các quận nội thành trên địa bàn thành phố, Quận Hoàng Mai ra đời muộn hơn từ việc chia tách và sát nhập một số xã, phƣờng của huyện Thanh Trì và quận Hai Bà Trƣng. Cho đến nay, Quận mới có lịch sử hơn 10 năm thành lập và hoạt động. Đây là một khó khăn nhất định cho Quận trong thực hiện CCHC nói chung vì cơ cấu tổ chức và bộ máy hành chính chƣa thật sự ổn định; quy trình thủ tục trong công tác quản lý hành chính cũng nhƣ bộ máy chính quyền quận mới xây dựng và thực hiện trong thời gian ngắn so với các quân khác, do đó chƣa có bề dày kinh nghiệm thực tiễn để hƣớng tới một chính quyền hoàn thiện và có năng lực hơn.

- So với mặt bằng chung của thành phố, qui mô dân số của quận khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 54 - 58)