Phápluật về cơchế thủ tục hànhchính mộtcửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Cơ chế “một cửa” về thực hiện TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức đƣợc đề ra đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài tại Quyết định số 366/HĐBT ngày 7/11/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ban hành chế độ thẩm định các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài. Cơ chế “một cửa” và “một cửa tại chỗ” đã trở thành nguyên tắc trong hoạt động của các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất từ thời điểm đó đến nay.

Thực hiện Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bƣớc TTHCtrong giải quyết công việc của công dân và tổ chức, từ năm 1995 nhiều địa phƣơng đã chủ động thí điểm thực hiện áp dụng cơ chế giải quyết công việc theo mô hình “một cửa” hoặc “một cửa, một dấu”.

Sau một thời gian thực hiện, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chỉ đạo Ban Thƣ ký tổ chức khảo sát và kiểm tra việc thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” tại một số tỉnh, thành phố để đề xuất phƣơng án nhân rộng. Tháng 6/2003, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm mô hình “một cửa”. Với kết quả đạt đƣợc sau thời gian thí điểm, Bộ Nội vụ đã đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan HCNNở địa phƣơng. Ngày 4/9/2003, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg (gọi tắt là quyết định 181). Theo đó, cơ chế “một cửa” đƣợc thực hiện đối với tất cả cấp tỉnh và cấp huyện từ 01/01/2004, đối với cấp xã từ ngày 01/01/2005.

Ba năm sau, căn cứ vào Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2006 – 2010 và đề nghị của bộ trƣởng Bộ Nội vụ, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 về "Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương" (gọi là quyết định 93).

Để nâng cao chất lƣợng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, doanh nghiệp, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg (gọi là quyết định 09) thay thế Quyết định số 93/2007/TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định 09 có những điểm mới so tiến bộ hơn với Quyết định số 93 nhƣ sau. Thứ nhất,

Quyết định số 09/QĐ-TTg làm rõ khái niệm cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; bổ sung khái niệm về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại. Thứ hai, Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông bổ sung thêm 2 điểm mới là: Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn; Việc thu phí phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.Thứ ba,Quy định về cơ chế một cửa liên thông đƣợc thực hiện trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc 5 lĩnh vực: Đầu tƣ, đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, tƣ pháp và các lĩnh vực khác tùy vào điều kiện của từng địa phƣơng.Thứ tư,Bổ sung quy trình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; đồng thời bổ sung thêm trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại (có phần cứng và phần mềm Một cửa điện tử theo quy định)…

Ngoài ra, một số văn bản pháp lý cũng đƣợc ban hành về CCHC, trong đó có đề cập đến cải cách TTHC và cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Cụ thể:

- Nghị quyết số30c/NQ-CP ban hành ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Chƣơng trình tổng thể CCHC Nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2020.Theo đó, chƣơng trình CCHC trong giai đoạn này có những điểm thay đổi so với chƣơng trình tổng thể cũ, đặc biệt là đã bóc tách lĩnh vực cải cách TTHC ra khỏi cải cách thể chế và đƣa ra làm nhiệm vụ riêng. Chƣơng trình vẫn nhấn mạnh, cải cách TTHC tiếp tục đƣợc chú trọng vào việc đơn giản thủ tục và thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông". Tất cả các TTHC phải đƣợc thực hiện qua bộ phận "một cửa" để tạo điều kiện cho tổ chức, công dân khi giao dịch hành chính, cũng nhƣ hạn chế những tiêu cực khi làm thủ tục. Đồng thời, xây dựng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ƣơng.

- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt kế hoạch CCHC nhà nƣớc giai đoạn 2016-2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)