Mục đích và lợi ích thựchiệncơchếmộtcửa cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

1.2.2.1. Mục đích của việc thực hiện cơ chế một cửa cấp huyện Việc thực hiện cơ chế một cửa nhằm những mục đích sau đây:

+ Đảm bảo thuận lợi nhất cho tổ chức và cá nhân, tạo sự thống nhất, đồng bộ và thông suốt trong quá trình giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.

+ Giúp cho việc giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức đƣợc nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng pháp luật, chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của CBCC.

+ Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Đây là biện pháp nhằm đơn giản, công khai TTHC; quy trình giải quyết từng TTHC đƣợc thống nhất, mẫu hóa thống nhất trong cả nƣớc các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc.

1.2.2.2. Lợi ích của việc thực hiện cơ chế một cửa cấp huyện

Hiện nay, cơ chế một cửa đã trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến trình cải cách TTHC, tạo bƣớc chuyển căn bản về việc đơn giản và minh bạch trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc với tổ chức và công dân. Ngƣời dân và doanh nghiệp chỉ phải liên lạc với một đầu mối duy nhất để hoàn thành mọi TTHC, đƣợc cấp mọi giấy tờ, quy định, chứng chỉ,...

Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã góp phần sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan HCNN theo hƣớng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Góp phần lãm rõ trách nhiệm của bộ máy cơ quan HCNN các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân; đồng thời rút ngắn quy trình xử lý hồ sơ.

Các qui định về TTHC đƣợc công khai, minh bạch hóa, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp. Giảm bớt gánh nặng cho CBCCcác cơ quan hành chính để họ tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lƣợc. Giảm tối đa sự phiền hà cho tổ chức, công dân, góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức; tạo lòng tin của ngƣời dân đối với cơ quan nhà nƣớc, chuyển dần từ cơ chế xin - cho sang cơ chế phục vụ.

Hơn nữa, cơ chế “một cửa” góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ của cơ quan nhà nƣớc, đảm bảo thuận tiện cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Tạo thuận lợi để ngƣời dân tham gia giám sát và xây dựng chính quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thủ tục hành chính một cửa tại UBND quận từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)