Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 44 - 46)

1.3.1.2. Đặc điểm của đối tượng được đánh giá

Các đối tương được đánh giá không đồng nhất về các tính chất và đặc điểm, do đó khi đánh giá thường bị ảnh hưởng bởi một số đặc điểm:

- Đặc điểm về nhân cách: đây được xem như là đặc điểm vốn có của con người. Mác đã từng nói: trong tính chỉnh thể của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Các đặc điểm này bao gồm năng lực trí não, cá tính và hành vi. Những đặc điểm này hình thanh nên sự khác biệt giữa những con người với nhau dẫn đến mỗi người có khả năng cống hiến khác nhau.

- Đặc điểm về lao động: do con người có những đặc tính riêng có khác nhau do đó họ cũng phù hợp với một nghề khác nhau. Trong xã hội hiện đại người ta chia lao động thành những nhóm có hình thức lao động giống nhau như lao động trí óc, lao động chân tay …; hoặc chi tiết hơn nữa thì mỗi nhóm được chia theo lĩnh vực nghề nghiệp: nghiên cứu khoa học, sản xuất … hoặc giáo dục, y tế … Mỗi nghề nghiệp có một hình thức lao động đặc thù do đó khi đánh giá cũng cần quan tâm phân tích tới những đặc điểm lao động để có những tiêu chuẩn đánh giá cho phù hợp.

1.3.1.2. Tính ổn định tương đối trong đặc điểm tính cách và trong công việc của công chức

Bên cạnh những đặc điểm tính cách có nguồn gốc tự nhiên thì khi làm việc trong môi trường nào con người cũng sẽ có những đặc điểm, tính cách của môi trường, lĩnh vực đó. Ví dụ người công chức thường làm việc cần mẫn và đúng giờ “sớm cắp ô đi tối vác ô về” … Những đặc điểm nghề nghiệp đòi

hỏi, tác động sẽ hình thành nên thái độ, hành vi của người lao động ảnh hưởng đến phong cách, lối sống của từng cá nhân.

Lao động của công chức là phục vụ xã hội là sự hài lòng của công dân khi đến các cơ quan hành chính được thể hiện thông qua các quyết định hành chính hoặc các sản phẩm vật chất cụ thể.

Tính ổn định tương đối trong mỗi cá nhân cũng như sự biểu hiện cụ thể thông qua kết quả làm việc là cơ sở quan trọng, thực tế để đánh giá công chức.

1.3.1.3. Những yếu tố có thể đo lường

Những đặc điểm năng lực tư duy, tính cách, hành vi cá nhân đều được thể hiện ra bên ngoài, thông qua các kết quả cụ thể mà con người đạt được trong công việc và người ta có thể đo lường, đánh giá được năng lực, trình độ của con người. Đặc biệt trong hoạt động thực thi công vụ của người công chức, người ta có thể dựa vào những định mức cụ thể để đo lường và đánh giá năng lực, trình độ, mức độ đóng góp của mỗi công chức trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ. Đây chính là cơ sở để xây dựng các cách thức, tiêu chí hoàn thiện phương pháp đánh giá công chức, đảm bảo phương pháp đánh giá công chức không chỉ được thực hiện một cách định tính mà hoàn toàn có thể định lượng được.

1.3.2.Yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến đánh giá công chức chính là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá nói chung:

+ Mục đích đánh giá. + Nguyên tắc đánh giá. + Phương pháp đánh giá. + Nội dung, tiêu chí đánh giá. + Thời điểm đánh giá.

+ Người bị đánh giá.

+ Sự tham gia của các bên. + Các yếu tố khác.

Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá [18, tr.228]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 44 - 46)