Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 85 - 89)

Có rất nhiều lý do để dẫn tới những hạn chế trong công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Nhưng tựu chung lại thì có nguyên nhân khách quan từ những chính sách pháp luật về công tác đánh giá còn thiếu sót và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính trong nội bộ của cơ quan đơn vị công tác của công chức thuộc diện BTVHU quản lý, các cơ quan tham mưu của BTVHU.

2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, những quy định làm cơ sở pháp lý cho công tác đánh giá công chức nói chung còn chưa hoàn thiện, đồng bộ và đầy đủ. Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đều quy định một mẫu phiếu chung nên chưa thực sự khoa học và khó định lượng, vì vậy áp dụng những quy định trong đánh giá công chức hàng năm mang lại hiệu quả công tác đánh giá không cao.

Hiện nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới, công cuộc cải cách hành chính đang có những bước tiến vững chắc. Điều này yêu cầu công tác đánh giá phải có những văn bản điều chỉnh mới cụ thể, sát hợp hơn với tình hình của thời đại và của công cuộc cải cách hành chính.

Thứ hai, theo quy định của Nhà nước, công chức được đánh giá định kỳ mỗi năm một lần (vào tháng 1 của năm sau). Số lần đánh giá công chức định kỳ hàng năm như quy định hiện tại là quá ít. Một năm tiến hành đánh giá công chức một lần thì khối lượng công việc cần được đánh giá quá lớn, kết quả đánh giá vì vậy sẽ không có tính chính xác cao.

Thứ ba, tiêu chí đánh giá công chức còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng và khó định lượng. Các tiêu chí đánh giá được lấy từ trong Nghị định để đánh giá công chức hàng năm, không được cụ thể hoá, không được thay đổi cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của công chức tại đơn vị mình. Vì vậy,

công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý tại huyện Minh Hóa hiệu quả không cao, kết quả đánh giá không chính xác, đánh giá mang tính cảm tính cao.

Thứ tư, một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế của công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý chưa thu hút được sự tham gia tích cực của nhân dân vào công tác đánh giá.

Nhân dân huyện Minh Hóa thường xuyên tiếp xúc với công chức nói chung và thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng, nhưng công tác đánh giá công chức của huyện thì rất ít khi công dân được tham gia. Chỉ trong trường hợp khi phiếu trưng cầu ý kiến, công dân mới được tham gia ý kiến đánh giá về công chức huyện. Trong công tác đánh giá công chức định kỳ hàng năm nhân dân chưa được tham gia.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, số lượng công chức có chuyên môn về lĩnh vực đánh giá công chức và quản lý nhân sự là rất ít. Ban Tổ chức Huyện ủy có 5 công chức, Phòng Nội vụ của huyện có 5 công chức, trong 02 đơn vị tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy, nhưng chưa có sự phân công cụ thể cho công chức tham mưu trực tiếp trong công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý, mà công chức được phân công đánh giá công chức của toàn huyện, vì thế công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý còn hạn chế.

Mặt khác, trình độ chuyên môn của công chức phụ trách công tác này còn nhiều vấn đề cần bàn. Công chức này có trình độ đại học nhưng không được đào tạo bài bản về kiến thức nhân sự. Trình độ chuyên môn của công chức phụ trách công tác nhân sự của huyện chỉ được hình thành qua thực tế công tác, chủ yếu làm theo kinh nghiệm.

Thứ hai, mặc dù công chức thuộc diện BTVHU quản lý là công chức lãnh đạo, quản lý nhưng nhận thức về vai trò của công tác đánh giá phân loại công chức và tầm quan trọng của nó còn chưa được coi trọng.

Trong nhận thức của công chức thuộc diện BTVHU quản lý, công tác đánh giá chỉ là một hình thức cần thiết do cấp trên chỉ đạo nên phải thực hiện và kết quả đánh giá còn chưa quan trọng, chưa được sử dụng hữu ích vào các công tác quản lý cán bộ.

Thứ ba, công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý chưa được tập thể BTVHU coi trọng và đầu tư tiến hành. Đa số BTVHU đều thông qua kết quả đánh giá tù các cơ quan, đơn vị gửi lên. Vì vậy, công tác đánh giá chưa được đầu tư về thời gian, tiền bạc và công sức, mà đánh giá còn mang nặng tính hình thức.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương II của luận văn là kết quả nghiên cứu về công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý. Phần đầu của chương đã giới thiệu một vài nét về đặc điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Minh Hóa, đồng thời đã giới thiệu về thực trạng đội ngũ công chức thuộc diện BTVHU quản lý về cả số lượng, chất lượng và những biến động trong thời gian từ năm 2015 đến 2017.

Phần tiếp theo của chương đã nêu được thực trạng công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý được xác định chủ thể tham gia đánh giá, nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá và kết quả đánh giá công chức qua quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, năng lực lãnh đạo, quản lý; đánh giá khi được đề bạt ở vị trí lãnh đạo mới, luân chuyển và đánh giá định kỳ hàng năm.

Đánh giá triển khai thực hiện nhiệm vụ của công chức thuộc diện BTVHU quản lý thường được thực hiện thông qua các cuộc họp BTVHU, họp Huyện ủy, HĐND và UBND huyện. Đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý để đề bạt là hoạt động không thường xuyên.

Trong luận văn này chủ yếu đi sâu nghiên cứu đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý định kỳ hàng năm. Đánh giá công chức công chức thuộc diện BTVHU quản lý định kỳ hàng năm là hoạt động quan trọng được tiến hành theo một quy trình cụ thể (được thực hiện theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP). Luận văn đã trình bày kết quả đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý từ năm 2015-2017. Những số liệu về kết quả đánh giá cụ thể đã cho thấy công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý có nhiều ưu điểm và hạn chếcần thay đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả sử dụng công chức.

Đây là phần tìm hiểu thực tế, là cơ sở cho việc đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa trong chương sau của luận văn.

Chƣơng 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƢỜNG VỤ HUYỆN ỦY HUYỆN MINH HÓA,

TỈNH QUẢNG BÌNH QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)