Xây dựng quy trình đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 106 - 110)

theo hƣớng công khai, minh bạch, có ngƣời dân tham gia vào đánh giá

Trong việc đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý, công khai nghĩa là quy trình, thủ tục đánh giá phải được công bố hoặc phổ biến làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được; minh bạch nghĩa là không những phải công khai mà còn phải trong sáng, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân tham gia vào đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Muốn

thực hiện có hiệu quả việc công khai, minh bạch trong đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản BTVHU quản lý cần hoàn thiện quy trình đánh giá hàng năm như sau:

Bước 1: Thực hiện việc hướng dẫn đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý

Để tạo quan điểm nhất quán trong đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý, vào cuối mỗi năm, Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện hướng dẫn để công chức thuộc diện BTVHU quản lý tự đánh giá xếp loại cho bản thân và đơn vị mình.

Bước 2: Bản thân cán bộ, công chức tự đánh giá theo mẫu

Bước 3: Tổ chức cuộc họp đánh giá công chức thuộc BTVHU quản lý tại cơ quan, đơn vị

Thành phần tham gia cuộc họp gồm tập công chức của cơ quan, đơn vị và đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện. Tại cuộc họp, công chức được đánh giá trình bày bản tự nhận xét, đánh giá của mình trước tập thể. Tiếp đến, tập thể khác cho ý kiến nhận xét, góp ý đối với công chức được đánh giá. Nếu đã triển khai lấy ý kiến của người dân thì công khai những ý kiến của người dân trước cuộc họp. Tiến hành thu phiếu đánh giá công chức đã phát trước đó để tổng hợp số điểm của các phiếu này làm kết quả và ghi vào biên bản. Trong bước này cần có sự kiểm tra, giám sát kết quả đánh giá do đại diện của Phòng Nội vụ thực hiện.

Bước 4. Lấy ý kiến của cấp ủy hoặc Trưởng các đoàn thể

Cơ quan, đơn vị lập hồ sơ báo cáo cấp ủy cùng cấp hoặc trưởng các đoàn thể trước khi gửi hồ sơ trình Ban Thường vụ Huyện ủy.

Bước 5: Quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân loại

Căn cứ hồ sơ đánh giá, kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có) Ban Thường vụ Huyện ủy là người ghi ý kiến đánh giá, xếp loại và ký tên vào

“Bản tự nhận xét đánh giá” thuộc thẩm quyến quản lý; đồng thời thông báo kết quả đánh giá tới tập thể cơ quan, đơn vị. Trong bước này, người có thẩm quyền đánh giá nên làm thêm một nhiệm vụ là trao đổi trực tiếp với cá nhân công chức để tạo ra tâm lý thoải mái, thỏa mãn cho đối tượng được đánh giá.

Bước 6. Lưu hồ sơ, gửi kết quả

Việc tuân thủ quy trình này sẽ mất thời gian hơn so với quy trình đang thực hiện. Chính vì vậy Ban Thường vụ Huyện ủy cần sắp xếp thời gian một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo công tác đánh giá đạt kết quả tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về công tác xây dựng cán bộ: “Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với công việc gì. Nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ, cũng không được việc”. Việc chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ dân” trước hết cần thay đổi tư duy về vai trò của nhân dân; khuyến khích sự tham gia của công dân vào công tác đánh giá tác động của dịch vụ hành chính công. Người dân đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công cũng chính là đánh giá gián tiếp năng lực của công chức thông qua nhận xét mức độ phục vụ, sự hài lòng của người dân đối với công chức. Việc người dân sự tham gia vào đánh giá công chức nói chung và công chức lãnh đạo sẽ có ý nghĩa là vừa thực hiện được quy chế dân chủ, vừa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức/

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai tác động trực tiếp đến người dân. Bên cạnh đó, nhu cầu về giải quyết các thủ tục hành chính của người dân là rất lớn dẫn đến khả năng phát sinh tiêu cực của công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng.

Việc người dân tham gia vào đánh giá là rất cần thiết, tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn băn khoăn nếu được tham gia vào quá trình đánh giá.

Thứ nhất, họ cảm thấy hiểu biết pháp luật của họ về đánh giá còn hạn chế. Thứ hai, khi đánh giá cần có những tiêu chí cụ thể và diễn giải dễ hiểu để người dân có thể tiếp cận dễ dàng. Thứ ba, họ sợ bị trù dập, sợ tư thù cá nhân …. Như vậy, để thu hút người dân tham gia vào quá trình đánh giá thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, nghiêm cấm và có chế tài đối với trường hợp trù dập, trả thù những người tham gia góp ý, đánh giá.

Hiện nay, UBND huyện Minh Hóa đã có bộ phận một cửa, tại đây có hòm thư góp ý . Để phát huy hiệu quả hình thức này cần xây dựng phiếu đánh giá cho người dân với những tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn để có thể đánh giá. Phiếu đánh giá được bỏ vào thùng phiếu đặt tại Bộ phận một cửa. Việc kiểm tra phiếu hàng tháng phải có sự tham gia của đại diện nhân dân để tránh tình trạng không minh bạch, có sự bao che.

3.3.9. Xác định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, các cấp, các ngành trong đánh giá công chức

Mặc dù nội dung tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức đã được đổi mới nhằm nâng cao tính khách quan trong đánh giá công chức, nhưng nhìn chung tính chủ quan vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, còn cảm tính trong đánh giá công chức. Do đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá để đảm bảo tính trung thực, khách quan, công tâm. Trước hết, cần làm cho công chức hiểu được ý nghĩa của công tác đánh giá kết quả thực thi công vụ đối với cơ quan, đơn vị và đối với cá nhân mình, từ đó có trách nhiệm hơn khi tham gia vào quy trình đánh giá; xây dựng văn hóa khách quan trong đánh giá công chức, từng bước thay đổi cách thức làm việc từ chủ yếu dựa trên quan hệ tình cảm sang lối làm việc một cách khách quan, vì việc chứ không vì người.

Trong các chủ thể tham gia đánh giá công chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đều có vai trò rất quan trọng. Đối với người đứng đầu là người hiểu rõ nhất trình độ năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Để nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng thẩm quyền cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá công chức, Chính phủ đã quy định chi tiết, cụ thể tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Theo Nghị định này, các ý kiến góp ý của tập thể, cấp ủy đảng, công đoàn,... chỉ mang tính chất tham khảo; quyền quyết định đánh giá và phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp dưới, kể cả cấp phó sẽ do chính người đứng đầu quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định đánh giá, phân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 106 - 110)