Sử dụng kết quả đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 72)

2.4.6.1. Khen thưởng

Kết quả đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý sẽ được BTVHU xử lý theo quy định dựa trên mục đích đánh giá.

Dựa trên kết quả đánh giá, công chức thuộc diện BTVHU quản lý có thể được khen thưởng với nhiều hình thức khác nhau. Khen thưởnglà việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các hình thức khen thưởng đối với cá nhân cán bộ, công chức bao gồm: huân chương; huy chương; danh hiệu vinh dự nhà nước; giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước; kỷ niệm chương, huy hiệu; bằng khen và giấy khen.

Kết quả khen thưởng công chức thuộc diện BTVHU quản lý được thể hiện ở Bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Kết quả khen thƣởng công chức thuộc diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy quản lý

Năm

Hình thức khen thƣởng

Bằng khen Giấy khen

2015 8 24

2016 16 28

2017 10 39

Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Minh Hóa 2.3.6.2. Xử lý kỷ luật

Kết quả đánh giá công chức sử dụng làm căn cứ để xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức.

Kỷ luật là hình thức trừng phạt đối với công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm quy chế công chức. Như vậy, căn cứ trên kết quả đánh giá, nếu không tốt có thể bị xử lý kỷ luật. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

Khiển trách;

Cảnh cáo;

Hạ bậc lương;

Giáng chức;

Cách chức;

Buộc thôi việc.

Đối với công chức thuộc diện BTVHU quản lý có thể áp dụng hình thức giáng chức, cách chức. Cụ thể từ năm 2015 đến 2017, công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã bị xử lý kỷ luật với các hình thức được thể hiện ở Bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Kết quả xử lỷ kỷ luật công chức thuộc diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy quản lý

Năm Hình thức kỷ luật

Khiển trách Cảnh cáo Hạ bậc lương Cách chức

2015 0 0 0 0

2016 0 0 0 0

2017 0 4 0 0

Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Minh Hóa 2.3.6.3. Xem xét việc tăng lương tăng lương và các chế độ tiền lương

Kết quả đánh giá công chức là căn cứ để xét khen thưởng đối với công chức, công chức có thành tích xuất sắc hàng năm được xem xét để nâng bậc lương trước thời hạn. Việc xem xét và quyết định nâng lương trước thời hạn đối với công chức có thành tích xuất sắc được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Từ năm 2015 đến 2017, đã nâng lương cho công chức 16 công chức thuộc diện BTVHU quản lý.

2.4.6.4. Xem xét cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc bổ nhiệm

Căn cứ vào kết quả đánh giá, BTVHU quản lý đã xem xét quyết định bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp công tác khác hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức thuộc diện BTVHU quản lý.

Kết quả qua 3 năm từ 2015 đến 2017 đã bổ nhiệm 03 Phó trưởng Phòng lên Trưởng phòng; luân chuyển 02 trưởng phòng giữ chức vụ Bí thư xã; 04 trưởng phòng về giữ chức vụ Chủ tịch xã trường hợp; Cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị 10 trường hợp; đi bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính 24 trường hợp.

2.5. Đánh giá chung về công tác đánh giá công chức thuộc diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy quản lý

2.5.1. Ƣu điểm

Đánh giá công chức nói chung và đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý là một công tác vô cùng quan trọng, là khâu kết thúc và cũng là khâu mở đầu có ý nghĩa cho mọi quyết định trong công tác cán bộ; là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện các chính sách cán bộ. Đánh giá đúng công chức sẽ phát huy được tiềm năng công chức và của cả tập thể, kết quả đánh giá đúng sẽ cho ra những quyết định đúng và góp phần xây dựng một đội ngũ công chức có chất lượng cao. Ngược lại, đánh giá sai về công chức sẽ dẫn đến những sai lầm, lựa chọn nhầm những công chức không có đủ phẩm chất và năng lực để nắm giữ những vị trí quan trọng trong cơ quan, tổ chức.

Đầu tiên phải khẳng định công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã đạt được những thành công nhất định; đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của công tác đánh giá công chức như: nguyên tắc tập trung, dân chủ; công khai, công bằng, minh bạch và nguyên tắc công chức là chủ thể của quy trình đánh giá công chức; đánh giá công chức cũng đã tuân theo quy trình đánh giá con người.

Ưu điểm lớn nhất của công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý ngày càng được thực hiện nghiêm túc. Công tác đánh giá định kỳ hàng năm đã được chú trọng hơn trước, đồng thời thu hút được sự tham gia của hầu hết các công chức. Như vậy, công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã có những bước tiến bộ rõ rệt.

BTVHU đã thấy được vai trò của công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý hết sức quan trọng nên đã triển khai thực hiện công tác đánh giá thường xuyên, theo đúng các quy định các văn bản quy phạm pháp

luật về chính sách cán bộ. Công tác đánh giá đã dần dần phát huy được vai trò đối với công tác cán bộ. Kết quả của công tác đánh giá công chức đã góp phần thực hiện được các chính sách cán bộ (đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng…).

Công tác đánh giá quá trình lãnh đạo, quản lý của công chức thuộc diện BTVHU quản lý được tiến hành thường xuyên, không chỉ đánh giá theo định kỳ hàng năm, mà trong các cuộc họp của BTVHU, cuộc họp Huyện ủy, HĐND, UBND huyện công tác kiểm điểm, đánh giá quá trình triển khai nhiệm vụ của các đơn vị, phòng, ban đều được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Các báo cáo tổng kết công tác của các đơn vị được viết ngày càng chi tiết, có được những thông tin chính xác, chi tiết quá trình hoạt động tháng, quí, năm của các cơ quan, đơn vị nói chung và công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng.

Bên cạnh đó, việc phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trên địa bàn huyện thì công tác này được đánh giá ngay trong quá trình thực hiện và khi kết thúc đều được đánh giá và được xếp loại theo các mức độ thành công khác nhau. Công tác đánh giá hoạt động công vụ đã đưa ra những kết quả ngày càng chính xác, kịp thời hơn nhằm khắc phục những thiếu sót của công chức lãnh đạo và của tập thể, để kịp thời điều chỉnh nhằm hoàn thành nhiệm vụ đề ra đúng thời gian yêu cầu.

Công tác đánh giá công chức để đề bạt đã được triển khai đầy đủ trong tất cả các lần đề bạt. Công tác này đã góp phần khẳng định lại một lần nữa phẩm chất, đạo đức và năng lực, cũng như kinh nghiệm công tác của công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý để đề bạt. Công tác đánh giá công chức để đề bạt đã giúp cho việc lựa chọn được những nhà lãnh đạo xứng đáng, đảm nhiệm những vị trí phù hợp.

Công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý được thực hiện đều đặn là công tác đánh giá định kỳ hàng năm. Hoạt động đánh giá định kỳ hàng năm được thực hiện vào tháng 1 dương lịch hàng năm. Công tác đánh giá định kỳ hàng năm đã tuân thủ đúng quy trình được quy định tại Quy chế đánh giá hàng năm và đảm bảo việc tuân thủ các chính sách khác của công tác quản lý cán bộ.

Đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý định kỳ hàng năm đã đảm bảo đánh giá được toàn diện về các mặt: hiệu quả công việc trong năm của công chức; trình độ chuyên môn và năng lực của công chức và đánh giá được động cơ của công chức; kết quả hoạt động của đơn vị, năng lực lãnh đạo, quản lý…Kết quả của công tác đánh giá định kỳ hàng năm đã kịp thời giúp công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý bổ sung các mặt còn khiếm khuyết và phát huy điểm tốt đã có.

Quy trình đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý định kỳ hàng năm được thực hiện theo phương pháp tự đánh giá bản thân, tiếp đó cùng tập thể đánh giá, bước cuối cùng BTVHU đánh giá, như vậy công chức có mặt ở tất cả các bước của quy trình đánh giá.

Đánh giá công chức ở huyện Minh Hóa có một thành công nữa là đã phân loại đánh giá công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn. Công chức lãnh đạo sẽ đảm nhiệm những công việc có đặc thù khác công việc của công chức chuyên môn, do đó, việc phân loại để đánh giá sẽ cho ra kết quả đánh giá chính xác hơn, hiệu quả hơn.

Các phương pháp đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý được sử dụng linh hoạt, sáng tạo. Ngoài các phương pháp đánh giá phổ biến đánh giá qua Phiếu đánh giá và phân loại, thì có những trường hợp đánh giá qua phương pháp bỏ phiếu kín. Phương pháp này được tiến hành khi bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.

Đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý định kỳ hàng năm giúp cho mối quan hệ giữa lãnh đạo và công chức chuyên môn được cải thiện hơn. Công tác này cũng giúp cho BTVHU Minh Hóa thực hiện đúng đắn quy chế dân chủ.

Kết quả đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý sẽ được BTVHU và Phòng Nội vụ tổng hợp lại và lưu giữ để sử dụng khi cần thiết. Đồng thời kết quả đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý được sử dụng để lập kế hoạch, quy hoạch công chức, đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của huyện.

Đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã được thực hiện định kỳ vào tháng 1 hàng năm, giúp cho công chức lãnh đạo, quản lý nhận thấy được những mặt mạnh của bản thân nhằm phát huy và nhận biết những thiếu sót để khắc phục kịp thời bằng cách tự học hỏi hoặc đăng kí, đề xuất tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo do tỉnh, huyện tổ chức.

Kết quả của công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã giúp BTVHU xây dựng được đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ mới, thời đại mới và công cuộc đổi cải cách hành chính hiện nay. Công tác đánh giá nghiêm túc nên đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của huyện có chất lượng tương đối cao và hiệu quả công việc mang lại tương đối tốt.

2.5.2. Hạn chế

Đánh giá công chức là công tác khó khăn và phức tạp, là khâu yếu nhất trong công tác quản lý công chức hiện nay, đặc biệt đánh giá công chức thuộc diện BTVHU là công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị ban, phòng của Huyện ủy, Mặt trận và các đoàn thể và Ủy ban nhân dân huyện nên càng khó khăn hơn. Bên cạnh những ưu điểm trong công tác đánh giá, thì hoạt động đánh giá công chức nói chung hiện nay chưa được đề cao

nên kết quả đánh giá công chức thực sự chưa có tính chính xác cao, còn tồn tại nhiều điểm bất cập cần được bổ sung, thay đổi để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá. Cụ thể có một số nhược điểm sau:

- Thứ nhất, công tác đánh giá còn chưa được coi trọng, chưa phát huy vai trò của nó, còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả không cao.

Đánh giá quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của công chức thường chỉ là những báo cáo tiến độ công tác hay báo cáo tổng kết mang tính chất chung chung, chưa rút ra được những kinh nghiệm thực sự cho những lần thực hiện sau.

Đánh giá quá trình triển khai nhiệm của lãnh đạo mang tính hình thức vì thực tế công chức không dám đóng góp ý kiến đối với lãnh đạo của đơn vị. Khi đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý để đề bạt, luân chuyển chỉ mang tính hình thức, nó được tiến hành chỉ vì quy trình đề bạt, luân chuyển không thể thiếu khâu đánh giá. Kết quả của công tác đánh giá để đề bạt, luân chuyển đã được biết trước, lúc nào kết quả cũng là có đầy đủ năng lực, phẩm chất và năng lực, cũng như kinh nghiệm công tác để đảm nhiệm vị trí mới.

Hiện nay công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của huyện Minh Hóa áp dụng Công văn 1504/SNV ngày 11/12/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình về việc hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Chính vì vậy các chủ thể tham gia công tác đánh giá đều gặp nhiều khó khăn. Đầu tháng 1 hàng năm, Sở Nội vụ có công văn yêu cầu đánh giá cán bộ, công chức về huyện Minh Hóa. Phòng Nội vụ phổ biến công tác này về các phòng, ban. Công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý không do công chức có chuyên môn về nhân sự đảm nhiệm, chỉ có các tập thể và cá nhân công chức cùng với người lãnh đạo trực tiếp thực hiện. Công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý không có sự giám sát của công chức có trình độ chuyên môn về công

tác đánh giá. Có trường hợp công tác đánh giá được triển khai tại thời điểm các phòng, ban chuyên môn có quá nhiều việc thì công tác đánh giá không được triển khai thực hiện và nếu có thực hiện thì cũng chỉ “làm cho có lệ”, không được tiến hành đúng quy trình, thủ tục và kết quả tất nhiên thiếu tính chính xác, không có hiệu quả.

Công chức thuộc diện BTVHU quản lý chưa nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của công tác đánh giá. Đa số, công chức thuộc diện BTVHU quản lý đều được tập thể nhận xét tốt, được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong nhận thức của công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý công tác đánh giá công chức chỉ là khâu hình thức, làm xong thì để đấy chứ không có tác dụng gì to lớn.

Khi tiến hành nhận xét công tác đánh giá, đơn vị quản lý công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý thì Phòng Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Huyện ủy luôn có ý kiến nhận xét là công tác đánh giá đã được tiến hành thành công hay công tác đánh giá được tiến hành nghiêm túc. Nhưng thực tế là đơn vị quản lý công chức thuộc diện BTVHU quản lý không trực tiếp tham gia giám sát hoạt động đánh giá nên kết quả đánh giá được gửi về có chính xác hay không cũng không có một cơ sở nào để kiểm tra, kiểm nghiệm.

- Thứ hai, tiêu chí sử dụng để đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý thiên về định tính, chưa thực sự khoa học vì thế công tác đánh giá còn cảm tính, chưa chính xác.

Đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý hiện nay là một việc hết sức khó khăn, kết quả đánh giá không được dựa vào những thước đo cụ thể đã được lượng hoá, mà chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn ước lệ, chung chung. Việc đánh giá còn mang nặng cảm tính, chưa

coi trọng tính khách quan và chưa thật sự công tâm hoặc còn theo mục đích định sẵn để thể hiện tình cảm cá nhân (yêu, ghét, định kiến…).

Đánh giá và sử dụng công chức còn nặng về thành phần lý lịch, thâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)