Phát huy dân chủ ở cơ sở hiện nay là một vấn đề mang tính thực tiễn cao, bởi phát huy dân chủ không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực phát triển; vì nó phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, giải phóng năng lực sáng tạo của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta:
"Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước". Vấn đề phát huy dân chủ còn mang tính hiến định: “Nhà nước phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân” [5]. Trong nền hành chính hiện đại với những giá trị cốt lõi cơ bản là phục vụ, người dân được coi là khách hàng của nền hành chính thì người dân phải được coi là một chủ thủ thể quan trọng trong quy trình đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý; tham gia đánh giá công chức như là một kênh thông tin chính thống. Việc phát huy dân chủ trong đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý sẽ tạo cơ sở quan trọng
để tiến hành các khâu trong công tác cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng, trách nhiệm đối với công việc, đổi mới phong cách phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức nói chung.
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý
3.3.1. Đổi mới nhận thức về công tác đánh giá công chức
Trước tình hình thực tế hiện nay, tính chủ quan trong công tác đánh giá công chức nói chung vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, đánh giá còn cảm tính.Trước hết, để công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý đạt hiệu quả cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá. Xác định rõ công tác đánh giá cán bộ khâu quan trọng trong công tác cán bộ, công tác này nếu làm tốt thì bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức từng bước hoàn thiện bản thân từ lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành. Ðây là việc làm thường xuyên của cấp ủy, của tất cả các cơ quan, đơn vị. Nghiên cứu, bổ sung xây dựng và thực hiện các quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, trong đó xác định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp đánh giá, để từ đó thực hiện công tác bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng công chức đúng người, đúng việc.;
Các cấp ủy Đảng cần thường xuyên quan tâm, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đánh giá; kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện đánh giá công tác cán bộ, công chức, viên chức tốt nhất; kịp thời kiểm điểm các cơ quan, đơn vị thực hiện không đúng quy định công tác đánh giá.
3.3.2. Hoàn thiện thể chế về đánh giá công chức
Thời gian qua, công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm. Tuy nhiên, đến nay chưa có một văn bản mang tính quy phạm pháp luật về đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Hiện nay, huyện Minh Hóa đều trực tiếp thực hiện đánh giá theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 11/8/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Công văn 1504/SNV ngày 11/12/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình về việc hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, việc áp dụng của quy định của Nghị định của Chính phủ và Công văn hướng dẫn của Sở Nội vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức gặp phải những khó khăn nhất định do chưa phù hợp, vì thực tế mỗi đối tượng cán bộ, công chức, viên chức cần có nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá khác nhau, trong khi BTVHU Minh Hóa cũng chưa ban hành một văn bản nào hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số huyện thì đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, trong thời gian tới, Ban Tổ chức Huyện ủy Minh Hóa tham mưu cho BTVHU ban hành văn bản hướng dẫn về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý, trong đó cần nêu rõ nguyên tắc, nội dung, tiêu chí, phương pháp, trình tự, thủ tục, thầm quyền đánh giá và phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Quy trình đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, chính xác và cụ thể; thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, xác định cụ thể trách nhiệm của tập thể và cá nhân nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức Kết quả đánh giá làm căn cứ cho công
tác cán bộ. Thông qua việc đánh giá phải khuyến khích được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và hiệu quả công tác.
3.3.3. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá công chức thuộc diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy quản lý vụ Huyện ủy quản lý
Thời gian qua, công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm. Tuy nhiên, đến nay chưa có một văn bản mang tính QPPL về đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý; đa số công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đều áp dụng theo văn bản của tỉnh Quảng Bình. Từ ngày 01/8/2015, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại CBCC, viên chức bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, việc áp dụng của quy định của Nghị định này đối với công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý gặp phải những khó khăn nhất định chưa thật phù hợp với đặc thù.Để nâng cao chất lượng đánh giá công chức nói chung và công chức lãnh đạo, quản lý trước hết cần phải chỉnh sửa lại Nghị định 56/2015/NĐ-CP của chính phủ. Theo đó, Nghị định nên bổ sung chương, điều, khoản đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý; trong đó có khung tiêu chí đánh giá riêng đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra Nghị định cũng cần bổ sung và quy định chi tiết các chủ thể đánh giá cũng đồng thời đưa ra quy định mức khen thưởng, kỷ luật phù hợp với các chủ thể đánh giá nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ thể đánh giá.
Đối với huyện Minh Hóa, trước mắt Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp với Phòng Nội vụ huyện cần tham mưu cho BTVHU ban hành quy định về đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Trong đó cần nêu rõ nguyên tắc, nội dung, tiêu chí, phương pháp, trình tự, thủ tục, thầm quyền đánh giá và phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm đối với công chức thuộc diện
BTVHU quản lý. Quy trình đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, chính xác và cụ thể; thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai đối với công chức thuộc diện BTVHU quản lý, xác định cụ thể trách nhiệm của tập thể và cá nhân nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý; lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá. Kết quả đánh giá làm căn cứ cho công tác cán bộ. Thông qua việc đánh giá phải khuyến khích được đội ngũ công chức thuộc diện BTVHU quản lý không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và hiệu quả công tác.
Để có cơ sở thống nhất và đảm bảo tính công bằng trong đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý, BTVHU cần xây dựng hoàn thiện khung tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tiễn công tác; UBND cấp huyện cũng cần tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá và phân tích khối lượng công việc chức danh lãnh đạo, quản lý, kiến nghị UBND tỉnh kịp thời ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với từng chức danh công việc phù hợp với điều kiện của địa phương. Hoàn thiện nội dung tiêu chí đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá riêng với công chức thuộc diện BTVHU quản lý, đảm bảo vừa có tính định tính, vừa có tính định lượng; tiêu chí đánh giá riêng phù hợp với vị trí việc làm, từng chức danh, tiêu chuẩn công việc cụ thể.
- Đề ra các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng nội dung, trong đó quan tâm nhiều hơn đến kết quả thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị nơi công chức thuộc diện BTVHU quản lý được phân công lãnh đạo, quản lý
*Bảng đề xuất tiêu chí đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý hàng năm như sau:
STT Các nội dung, tiêu chí đánh giá
1 Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc
a Tham mưu đúng, triển khai đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
b Chấp hành các quy định nơi cư trú: Không có phản ánh, kiến nghị của địa phương, gia đình đạt gia đình văn hóa
2 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc
a Tuyệt đối chấp hành sự phân công, chỉ đạo của các tổ chức
b Không vi phạm những điều cấm đối với công chức lãnh đạo quản lý c Trang phục, giao tiếp, ứng xử đúng quy định
d Chấp hành nội quy, quy chế cơ quan
3 Năng lực lãnh đạo điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
a Năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao. b Năng lực nghiên cứu xây dựng chính sách, ra quyết định, đề xuất các
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c Năng lực tổ chức, chỉ đạo, điều hành, thực hiện quyết định và phối hợp với các cấp, các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao
d Năng lực kiểm tra kiểm soát (khả năng tìm hiểu, thẩm định, đánh giá chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc của cấp dưới)
đ Năng lực xử lý thông tin (nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời) e Năng lực dự báo, dự đoán (Dự đoán, dự báo chính xác tình hình…)
g Năng lực quy tụ, đoàn kết tập hợp quần chúng.
h Đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được công nhận phục vụ có hiệu quả cho công tác
4 Tinh thần trách nhiệm trong công tác
a Không trốn tránh, đùn đẩy thoái thác thực hiện nhiệm vụ. Nhiệt tình hướng dẫn cấp dưới trong công việc; tự chịu trách nhiệm đối với các vấn đề tham mưu, quyết định.
b Tham gia các hoạt động của cơ quan, đoàn thể c Đóng góp cho các hoạt động của cơ quan
5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao
3.3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá công chức
Có rất nhiều đối tượng, nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động đánh giá công chức:
- Cá nhân công chức;
- Tập thể, nơi công chức làm việc; - Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý;
- Bộ phận quản lý nhân sự cơ quan và các chuyên gia quản lý nhân sự; - Đánh giá của các đối tượng ngoài cơ quan có quan hệ công tác.
Việc quy định ai đánh giá cũng có ý nghĩa quan trọng đến mục tiêu đánh giá và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đảnh giá công chức.
Cần có những tiêu chí riêng đối với những công chức có quan hệ làm việc với các tổ chức và công dân ngoài cơ quan và có hình thức đánh giá của người dân.
Hiện nay, trong các cơ quan đều có hai bộ phận làm công tác đánh giá công chức độc lập nhau: Tổ chức - Cán bộ và Thi đua - Khen thưởng. Bộ phận thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong cơ quan thực chất là bộ
phận theo dõi, phát động (nếu có) thi đua và tổng hợp kết quả bình bầu khen thưởng từ các đơn vị trực tiếp để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Bộ phận thực hiện công tác tổ chức, cán bộ là bộ phận thực chất thực hiện đánh giá đối với công chức theo quy trình đánh giá. Để việc quản lý đánh giá công chức tốt hơn nên sáp nhập hai bộ phận này với nhau.
Cần có quy định riêng đối với những người làm công tác đánh giá công chức để họ có thể độc lập tương đối trong hoạt động chuyên môn. Những người làm công tác đánh giá phải được đào tạo và trang bị đầy đủ kỹ năng về đánh giá. Năng lực của người làm công tác đánh giá có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đánh giá quan trọng. Có công chức chuyên trách việc kiểm tra, thống kê hiệu quả, chất lượng công việc của công chức, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về những nhận xét đánh giá đối với công chức trong đơn vị. Ví dụ: đối với các công chức làm việc trực tiếp với công dân, bộ phận này có thể phát phiếu điều tra để có số liệu chính xác về tinh thần thái độ tiếp dân, tiến hành tổng hợp và bổ sung kết quả đánh giá.
Để góp phần xây dựng đội ngũ công chức làm công tác đánh giá ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, đổi mới nhận thức, quan điểm về công tác xây dựng đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ đánh giá nhân sự nói chung và công tác đánh giá công chức nói riêng có tiêu chuẩn công chức ngành cụ thể và phù hợp
Căn cứ vai trò, vị trí, chức năng, ngạch, bậc của từng cán bộ, công chức ở từng cấp mà xác định, quy định tiêu chuẩn cụ thể. Cần chú ý phân biệt điều kiện và tiêu chuẩn để xác định tiêu chuẩn chức danh, trong đó bằng cấp, học vị là điều kiện; trình độ, năng lực, hiểu biết kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn là tiêu chuẩn. Đặc biệt, khi xây dựng tiêu chuẩn cho từng
chức danh phải dựa trên cơ sở mô tả đặc điểm, yêu cầu của từng công việc và chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, bố trí công chức làm công tác đánh giá gắn với xây dựng cơ cấu đội ngũ công chức
Công tác quy hoạch, bố trí công chức làm công tác đánh giá phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ của tổ chức, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để chủ động có phương hướng, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhiệm vụ công tác và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của từng bộ, ngành cụ thể.
Ba là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy chế, quy trình về công tác cán bộ, công chức làm công tác đánh giá
Việc xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình công tác cán bộ, công chức nhằm làm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, thực sự có tính khoa học, đảm bảo cho công tác cán bộ thống nhất theo nguyên tắc, chuẩn mực chung, tránh tình trạng tuỳ tiện, áp đặt chủ quan, duy ý chí trong công tác cán bộ của ngành. Đảm bảo đội ngũ công chức làm công tác đánh giá phải được ổn định.