Trình độ chuyên môn của công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý hiện nay có thể nói là cao: có 16 người đạt trình độ thạc sỹ (chiếm 15,53%), 87 người đạt trình độ đại học (chiếm 84,47%). Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ và tin học của công chức đều đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của công việc. Các công chức thuộc diện BTVHU quản lý được xếp ngạch rõ ràng: 26 chuyên viên chính, 77 chuyên viên. Trình độ cao cấp lý luận chính trị: 18 người; trình độ trung cấp lí luận chính trị: 85 người; đặc biệt trình độ quản lí nhà nước chương trình chuyên viên chính chiếm tỷ lệ khá cao, có 42 người đã qua chương trình bồi dưỡng chuyên viên chính (chiếm tỷ lệ 40,77%).
Từ năm 2015 đến 2017 đến nay, đội ngũ công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý không có sự biến động về số lượng, nhưng chất lượng thì
đã được nâng cao lên rất nhiều kể cả trình độ chuyên môn, nhất là trình độ thạc sỹ chuyên ngành Quản lí hành chính công, Quản lý kinh tế tăng lên đáng kể qua các năm. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của công chức diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Minh Hóa quản lý
Năm
2015 2016 2017
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số 98 100% 101 100% 103 100% Thạc sỹ 8 8,16% 10 9,91% 16 15,53% Đại học 90 91,84% 91 90,09% 87 84,47% Cao đẳng - - - - Trung cấp - - - - Còn lại - - - -
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Minh Hóa
Bảng số liệu trên cho thấy trình độ công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý có biến động lên, xuống, nhưng nhìn chung số lượng công chức có trình độ thạc sỹ liên tục tăng lên, số lượng công chức đa số có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp không còn. Trong thời gian tới tỷ lệ công chức có trình độ thạc sỹ trong tổng số công chức thuộc diện BTVHU quản lý sẽ tiếp tục tăng nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính.
Sở dĩ mặt bằng về trình độ chuyên môn của công chức thuộc diện BTVHU quản lý tăng liên tục như thế là vì công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Minh Hóa nói riêng được coi trọng và thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý, hàng năm được bồi dưỡng các kỹ năng theo kế hoạch của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình cũng như của huyện Minh Hóa.
Ngoài ra, trình độ về ngoại ngữ và tin học của công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý cũng liên tục được cải thiện. Năm 2015 chỉ có 06 người có bằng cử nhân Anh ngữ tức chiếm 6,12% trong tổng số công chức thuộc diện BTVHU quản lý; nhưng đến năm 2017 có 12 cử nhân Anh ngữ và 24 người có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B1 khung chuẩn Châu Âu. Như vậy, trình độ ngoại ngữ của công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã tăng rất nhanh.
Về trình độ tin học của công chức thuộc diện BTVHU quản lý hiện nay đã được chú ý hơn và được khuyến khích nâng cao. Trước đây, khi thống kê về chất lượng công chức, trình độ tin học không được xem là một tiêu chí đánh giá, ngang hàng với các tiêu chí khác như trình độ ngoại ngữ và trình độ chuyên môn. Năm 2017, có đến 100% công chức thuộc diện BTVHU quản lý có trình độ tin học cơ bản.
Công chức thuộc diện BTVHU quản lý luôn gắn liền với tính chính trị rất cao. Vì thế, trình độ lý luận, chính trị của công chức thuộc diện BTVHU quản lý luôn được chú trọng và thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chính trị. Trước khi bổ nhiệm các chức danh, trưởng, phó các đơn vị thì yêu cầu công chức có bằng trung cấp chính trị. Vì thế số lượng công chức thuộc diện BTVHU quản lý đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên việc cử công chức lãnh đạo, quản lý của huyện đi học cao cấp chính trị tại trường Chính trị tỉnh Quảng Bình và Học viện Chính trị khu vực III hàng năm đều được BTVHU quan tâm. Năm 2015 đã cử 6 người; năm 2016 cử 8 người, năm 2017 cử 12 người.
Số liệu trên được rút ra từ báo cáo tổng kết công tác Đảng của Huyện ủy, mặc dù số liệu chỉ dựa vào bằng cấp đào tạo, giấy tờ của mà chưa đi sâu đánh giá năng lực nghiệp vụ trên thực tế. Tuy nhiên, qua thực tế từ năm 2015 đến 2017 công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã đóng góp công lớn trong
việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, trật tự, an ninh của huyện. Đây thực sự là hạt nhân nòng cốt của huyện, ngày càng lớn mạnh hơn về chất lượng và số lượng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện miền núi nghèo trong những năm qua.
2.4. Thực trạng đánh giá công chức thuộc diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy quản lý
Huyện Minh Hóa là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Bình, để đưa huyện phát triển thì đội ngũ công chức thuộc diện BTVHU quản lý phải không ngừng nỗ lực trên mọi mặt. Chính vì vậy, công tác cán bộ tại đây được triển khai thực hiện ngày càng tốt hơn, đặc biệt là công tác đánh giá công chức nói chung và công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng được quan tâm chú trọng, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh. Các hình thức đánh giá tiến hành là: đánh giá hoạt động công vụ của công chức; đánh giá công chức để đề bạt; hình thức đánh giá quan trọng nhất, thường xuyên được tiến hành nhất là công tác đánh giá công chức định kỳ hàng năm. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công chức thuộc diện BTVHU quản lý, là những công chức giữ chức vụ ở các cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Vì vậy, trong phạm vi khoá luận này nghiên cứu về công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý định kỳ hàng năm.
2.4.1. Chủ thể đánh giá công chức
Hoạt động đánh giá công chức là một công việc khó khăn và phức tạp. Các chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá công chức bao gồm: bản thân công chức; tập thể đơn vị mà công chức đang công tác; thủ trưởng trực tiếp lãnh đạo công chức và đơn vị quản lý công chức trực tiếp (BTVHU Minh Hóa); ngoài ra, có thể có ý kiến đánh giá của công dân hoặc những người ở ngoài đơn vị mà công chức công tác.
Tất cả các chủ thể liệt kê trên đều là những người sẽ tham gia đánh giá và người được đánh giá là công chức thuộc diện BTVHU quản lý.
Đánh giá của công chức: Hàng năm, công chức thuộc diện BTVHU
quản lý tự đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ được giao và tự xếp loại theo 04 mức độ:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; + Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; + Không hoàn thành nhiệm vụ.
Thực tế hiện nay, khi có Công văn của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, Phòng Nội vụ đều triển khai cho cán bộ, công chức tự đánh giá, thời gian đánh giá vào cuối mỗi năm công tác theo hình thức tự viết bản kiểm điểm (hoặc phiếu đánh giá công chức) theo các nội dung, tiêu chí đã được quy định. Thực tế cho thấy, việc viết bản kiểm điểm hay phiếu đánh giá như hiện nay nhìn chung còn rất hình thức, mang tính chất đối phó, chưa phản ánh đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của công tác đánh giá. Nguyên nhân một phần là do các tiêu chí đưa ra còn chung chung, định tính, mang tính ước lượng nên công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng không có cơ sở để đánh giá đầy đủ, cụ thể hoạt động thực thi công vụ; một phần là tư tưởng cá nhân trong đánh giá.
Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại công chức thuộc diện BTVHU quản lý từ năm 2015 đến 2017 cho thấy, tỷ lệ công chức công chức thuộc diện BTVHU quản lý được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm chiếm phần lớn (ở Bảng 2.4) trong khi đó kết quả khảo sát của công chức trên địa bàn toàn huyện thì cho thấy cho kết quả khá chênh lệch, có 42/200 (21%) ý kiến cho là năng lực chuyên môn, lãnh đạo, quản lý, điều
hành còn yếu và có 152/200 (76%) ý kiến cho là công chức có năng lực, am hiểu lĩnh vực quản lý, có tinh thần trách nhiệm cao.
Đánh giá của tập thể: là hình thức tập thể (đơn vị công chức công tác)
tổ chức họp góp ý kiến, nhận xét về những hoạt động, cống hiến, những hành vi của cá nhân công chức cho tập thể; năng lực quản lí, điều hành tại cơ quan, đơn vị… Ngoài ra, có thể thông qua hình thức bình bầu, bỏ phiếu kín. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, cấp dưới rất sợ đóng góp kiến cho lãnh đạo. Qua tham khảo một số kiến của công chức thuộc các cơ quan, đơn vị dưới sự lãnh đạo, quản lý của công chức thuộc diện BTVHU quản lý còn nhiều ý kiến không hài lòng với cách làm việc, cách điều hành, quản lý của công chức thuộc diện BTVHU quản lý, nhưng khi đánh giá thì không dám đóng góp ý kiến, vì sợ gây khó khăn trong quá trình làm việc hoặc bị trù dập.
Đánh giá của thủ trƣởng quản lý trực tiếp: thông thường đây là đánh
giá quan trọng nhất, trên cơ sở kết hợp ý kiến đánh giá của cá nhân và của tập thể. Đánh giá của thủ trưởng thông qua việc nhận xét vào phiếu xếp loại của công chức theo mẫu cho trước hoặc là những báo cáo tổng hợp về công vụ của từng cá nhân, cũng có thể là thông qua báo cáo thành tích của đơn vị để đánh giá công chức cấp dưới. Riêng đối với công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý bỏ qua phần đánh giá của thủ trưởng đơn vị mà BTVHU sẽ là chủ thể đánh giá.
Đánh giá của cấp quản lý công chức (cụ thể là Ban Thƣờng vụ Huyện ủy): đơn vị tham mưu cho BTVHU trong công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý là Ban Tổ chức Huyện ủy. Sau khi các đơn vị tổ chức họp đánh giá, những hồ sơ đánh giá công chức thuộc BTVHU quản lý nộp cho Ban Tổ chức Huyện ủy. Ban Tổ chức Huyện ủy sẽ tổng hợp và tham mưu cho BTVHU đánh giá. Đây là chủ thể quan trọng trong quá trình đánh giá, là nơi trực tiếp chỉ đạo công tác đánh giá, lựa chọn phương pháp đánh giá
phù hợp và tổng hợp ý kiến đánh giá, lưu hồ sơ cán bộ, công chức ý kiến đánh giá.
Thực tế, qua tham khảo ý kiến của công chức thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp hồ sơ đánh giá được biết 100% hồ sơ công chức thuộc diện BTVHU quản lý đều được đánh giá ở mức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và Hoàn thành tốt nhiệm vụ, cho dù công chức chưa thật sự hài lòng với năng lực chuyên môn và quản lý điều hành của công chức lãnh đạo, quản lý, vì thế làm cho công tác đánh giá của BTVHU rất khó khăn. Đa số hồ sơ đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý đều được thống nhất với mức đánh giá ở cơ quan, đơn vị.
Điều này cho thấy công tác đánh giá công chức BTVHU quản lý chưa sát, thiếu cái nhìn khách quan để đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý.
2.4.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá công chức
Từ năm 2013 đến năm 2014, nội dung, tiêu chí đánh giá công chức nói chung chủ yếu dựa vào Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Quyết định số 11/1998/QĐ-TTCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ Trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.
Năm 2015, sau khi có Nghị định 56/2015/NĐ-CP, việc đánh giá CBCC cấp xã thực hiện theo Công văn số 1504//SNV ngày 11/12/2015 về việc hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Theo đó, nội dung đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân.
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đirợc giao lãnh đạo, quản lý;
- Nãng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết cán bộ, công chức.Chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Như vậy, nhìn tổng thể về văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Quản khá cụ thể, rõ ràng; đã đề cập đến mọi khía cạnh của một công chức; đánh giá đúng, khách quan, công bằng về 9 tiêu chí đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, qua nghiên cứu văn bản hướng dẫn và khảo sát ý kiến của công chức thì nhiều ý kiến cho rằng tiêu chí đánh giá công chức nói chung và công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay còn chung chung, chưa cụ thể và chưa phù hợp với mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Đối với huyện Minh Hóa chưa có văn bản bản hướng dẫn cụ thể mà chủ yếu thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình. Thực tế, việc đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý còn do yếu tố vùng miền và đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị; cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể khác với cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
Mặc dù đối tượng đánh giá là công chức thuộc diện BTVHU quản lý, nhưng có thể thấy những nội dung, tiêu chí đánh giá mà Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình quy định đồng nhất với các nội dung, tiêu chí của công chức lãnh đạo quản lý chung, thực tế cho thấy như vậy chưa cụ thể, sát thực, chưa phù hợp. Khi tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung tiêu chí đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay thì 96/200 (48%) ý kiến cho rằng không
phù hợp, 104/200 (52%) ý kiến cho là phù hợp và rất phù hợp. Đối với các tiêu chí để đánh giá công chức lãnh đạo quản lý thực hiện theo các Điều 18, 19, 20 và 21, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP như hiện nay, số ý kiến cho là không phù hợp 98/200 (49%). (Xem Phụ lục 01, bảng 01).
Mặt khác, hệ thống pháp luật dùng để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức chưa đồng bộ, còn rải rác trong nhiều văn bản; trong khi bản thân các địa phương khi thực hiện còn thụ động, trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên mà chưa chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết tiêu chí đánh giá cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể. Để đánh giá đúng, trúng cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp với thực tiễn; thang điểm đánh giá cho từng chức danh, từng cương vị càng cụ thể càng dễ đánh giá, tránh tình trạng đánh giá chung chung, hời hợt, chiếu lệ, bao che.
Khảo sát về các nội dung, tiêu chí đánh giá hiện nay cho thấy: có 123/200 (61,5%) ý kiến cho rằng nội dung phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc khó đánh giá,; có 103/200 (51,5%) ý kiến đồng quan điểm cho rằng tiêu chí năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cũng khó đánh giá. Riêng đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý và năng lực tập hợp, đoàn kết có nhiều ý kiến cho rằng dễ đánh giá.