Kinh nghiệm đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 46)

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

1.4.1. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Huyện Hiệp Đức một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, huyện có 11 xã, thị trấn. Để công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý đạt kết quả, căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; căn cứ Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X); căn

Phương pháp đánh giá Người bị đánh giá Thời điểm đánh giá Người đánh giá Nội dung đánh giá Mục đích đánh giá Khác Sự tham gia của các bên Kết quả đánh giá

cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/8/2016 của Tỉnh ủy về “nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”; Căn cứ Hướng dẫn số 07-HD/BTCHU ngày 12/10/2016 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về “đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”; Được sự ủy quyền của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy ban hành Hướng dẫn số 23-HD/BTC ngày 12/10/2016 của Ban Tổ chức Huyện ủy về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý; cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện. Văn bản hướng dẫn xác định rõ đối tượng đánh giá; nguyên tắc, căn cứ, sử dụng, thông báo kết quả đánh giá và phân loại để lưu giữ hồ sơ từng đối tượng; trình tự, thủ tục đánh giá, phân loại được triển khai rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia đánh giá. Nội dung, tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và cho ví dụ cụ thể ở từng đối tượng. Trước khi tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), lãnh đạo cơ quan đơn vị phải báo cáo cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016. Cơ quan cấp trên có trách nhiệm nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cho cấp dưới để làm cơ sở đánh giá, phân loại CBCCVC là người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới. Trình tự CBCCVC trình bày báo cáo tự kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp: CBCCVC là lãnh đạo, quản lý báo cáo trước, CBCCVC không giữ chức vụ báo cáo sau. Biên bản cuộc họp phải thể hiện rõ nội dung kết quả biểu quyết đề xuất phân loại của từng CBCCVC và ý kiến tham gia của thành viên dự họp. Kết quả đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị không cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị. Kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC phải được

thông báo bằng văn bản cho CBCCVC sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá. Mọi hồ sơđánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đều nộp về Ban Tổ chức Huyện ủy lưu trữ, trong đó hồ sơ lưu trữ đầy đủ như:

- Báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo

- Bản tự kiểm điểm đánh giá và phân loại CBCCVC

- Nhận xét đánh giá của cấp có thẩm, cấp có thẩm quyền nhận xét trực tiếp vào bản tự nhận xét của cá nhân và có văn bản nhận xét riêng để lưu hồ sơ (đối với các chức danh thuộc thẩm quyền đánh giá, phân loại của người đứng đầu của cơ quan, đơn vị)

- Văn bản đề xuất đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị (đối với các chức danh thuộc thẩm quyền cấp trên đánh giá, phân loại)

- Biên bản cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, phân loại.

- Biên bản tổng hợp phiếu phân loại cán bộ, công chức, viên

- Phiếu bổ sung lý lịch theo mẫu 2d của Ban Tổ chức Trung ương (có thay đổi bằng cấp thì kèm theo bản sao công chứng các văn bằng chứng chỉ bổ sung).

Qua triển khai, cơ bản các đơn vị đã thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU theo quy định; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, khách quan, toàn diện, lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính, hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và đúng quy định.

1.4.1.2. Đánh giá cán bộ, công chức của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Huyện Tuy Phong là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, toàn huyện có 164 cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, trình độ chuyên môn đại học là 121, trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 141, trong đó có 42 trình độ cử nhân, cao cấp. Nhìn chung, đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý của huyện cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Trong những năm qua, công tác đánh giá cán bộ, công chức luôn được Ban Thường vụ Huyện ủy, cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, nâng dần chất lượng, hiệu quả, từng bước sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, nhất là từ khi có Quyết định số 286-QĐ/TW, ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị, Nghị định số: 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của tỉnh về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm, kể cả đánh giá cán bộ phục vụ công tác đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy viên các cấp, nhân sự ứng cử các chức danh chủ chốt Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Trong đó, đã chú trọng lấy tiêu chí đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chất lượng, hiệu quả, trách nhiệm công việc và ý thức tổ chức kỷ luật làm căn cứ chủ yếu để đánh giá. Về phương pháp đánh giá, quy trình đánh giá được thực hiện chặt chẽ, dân chủ, khách quan, kết hợp đánh giá cán bộ, công chức với phân loại đảng viên.

Ngoài ra, điểm đổi mới trong công tác đánh giá cán bộ của huyện là được Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng, ban hành nội dung, tiêu chí đánh giá cụ thể để đánh giá, phân loại đối với cán bộ một cách thực chất và hiệu quả. Kết quả đánh giá cán bộ là cơ sở để cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị nghiên cứu, xem xét, quyết định công tác cán bộ phù hợp, phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng cán bộ; là căn cứ để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự ứng cử. Qua đánh giá, giúp cán bộ nhìn nhận được những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân để từ đó có kế hoạch, biện pháp khắc phục, sửa chữa; đồng thời giúp cán bộ phát huy những ưu điểm, trao dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực và trách nhiệm trong thực thi công vụ, nó đã được thể hiện

qua kết quả đánh giá phân loại cán bộ hằng năm. Từ năm 2014-2017, số cán bộ được đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảm so với năm trước (năm 2014, có 84 đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 50 đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có trường hợp xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; đến năm 2017, số này còn lại là 21 đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 92 đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 02 đồng chí xếp loại là không hoàn thành nhiệm vụ. Qua đây, cho thấy công tác đánh giá cán bộ, công chức dần nâng cao chất lượng, thực chất hơn, đánh giá đúng cán bộ, công chức.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác đánh giá công chức đối với huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình với huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Qua thực tế công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội và đánh giá cán bộ, công chức của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cho thấy, việc đánh giá cán bộ, công chức ở mỗi địa phương đều thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, các nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương việc triển khai thực hiện có những điểm mới, như ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Ban Tổ chức Huyện ủy đã tham mưu cho BTVHU ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, BTVHU xây dựng, ban hành nội dung, tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng cụ thể để đánh giá, phân loại một cách thực chất và hiệu quả. Qua đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình như sau:

Một là, BTVHU Minh Hóa cần ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý. Trên cơ sở những tiêu chí, quy định chung về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đã được pháp luật quy định, BTVHU Minh Hóa cần căn cứ điều

kiện, tình hình thực tế ở địa phương để vận dụng và xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể.

Hai là, cần đảm bảo tính công bằng, khách quan trong đánh giá; tính công bằng phải được coi là một tiêu chí cơ bản để xây dựng nội dung quy chế đánh giá và thực hiện đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý trên thực tế. Việc đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý có thể có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau .

Ba là, đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý theo kết quả, hiệu quả thực thi công vụ của cá nhân và của cá tập thể. Kết quả không những thể hiện ở tính kinh tế mà còn thể hiện ở tính xã hội của nó (mức độ ảnh hưởng, sự hài lòng của người dân, sự gia tăng niềm tin của người dân vào nền hành chính...).

Bốn là, tiếp tục đổi mới công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý; kết quả đánh giá công khai cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân biết.

Năm là, áp dụng các kỹ thuật, phương tiện đánh giá hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin, giảm thời gian và đơn giản thủ tục đánh giá.

Sáu là, phát huy vai trò của người dân, tổ chức tham gia vào quá trình đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Xem đây là kênh thông tin quan trọng, chính thức làm cơ sở để đánh giá, xếp loại công chức thuộc diện BTVHU quản lý.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về đánh giá công chức. Trước hết, luận văn đã nêu khái niệm công chức, công chức thuộc diện BTVHU quản lý.

Tiếp theo, luận văn làm rõ một số vấn đề cơ bản đánh giá công chức và những vấn đề liên quan đến công tác đánh giá công chức. Đánh giá công chức được hiểu là công tác so sánh giữa thực tế hoạt động công chức và những cái được đưa ra làm chuẩn gọi là tiêu chí; nhằm làm rõ khả năng, mức độ công chức đến đâu, từ đó để có những biện pháp khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển công chức.

Phần này làm rõ nội dung đánh giá công chức; đưa ra hệ thống các biện pháp đánh giá thường được sử dụng; đưa ra hệ thống các quan điểm, nguyên tắc về công tác đánh giá công chức; chương này cũng bao gồm cả ý nghĩa của công tác đánh giá và cơ sở pháp lý của công tác đánh giá công chức. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra đối với huyện Minh Hóa.

Đây là phần lý luận, phần cơ sở làm nền tảng cho những tìm hiểu thực tế trong chương tiếp theo của luận văn

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƢỜNG VỤ HUYỆN ỦY HUYỆN MINH HÓA,

TỈNH QUẢNG BÌNH QUẢN LÝ

2.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Minh Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ 170

28’30” đến 180 02’13” vĩ độ Bắc; 105o 06’25” đến 1060 20’30” kinh độ Đông. Phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam tiếp giáp huyện Bố Trạch, phía Tây giáp các huyện Bua - La - Pha và Nhôm - Ma - Lạt tỉnh Khăm Muộn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới hơn 79 km. Cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 120 km. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.412,71 km2

.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Tính đến 31/12/2017, dân số huyện Minh Hóa có 49.687 người, trong đó có 10.861 người là dân tộc thiểu số; mật độ dân số 35 người/km2. Đơn vị hành chính trực thuộc 16 (15 xã và 01 thị trấn), gồm: Dân Hóa; Trọng Hóa; Hóa Thanh; Hóa Tiến; Hóa Phúc; Hóa Hợp; Hóa Sơn; Thượng Hóa; Trung Hóa; Tân Hóa; Minh Hóa; Quy Hóa; Xuân Hóa; Yên Hóa; Hồng Hóa và thị trấn Quy Đạt) với 135 thôn, bản, tiểu khu. Huyện có 04 xã giáp biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa.

Những năm qua, nền kinh tế huyện Minh Hóa đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng dần tỷ trọng ngành thương mai, dịch vụ du lịch; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Sự tăng trưởng này đã góp phần tăng thêm tiềm lực cho nền kinh tế và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, như: quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu ngân sách trên địa bàn thấp; tình trạng lấn chiếm đất đai, quy hoạch thường xảy ra, việc áp giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phức tạp; môi trường ngày càng bị ô nhiễm; một số cán bộ, công chức trách nhiệm chưa cao, còn xảy ra vi phạm, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đầu tư, xây dựng gây bất bình trong nhân dân… từ đó đơn thư khiếu nại tăng lên về số lượng và cả tính phức tạp.

2.2. Các quy định hiện hành về đánh giá công chức

2.2.1. Quy định của Trung ƣơng và tỉnh Quảng Bình

- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

- Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị ban hành quy định về phân cấp quản l‎í cán bộ;

- Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 8/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức

- Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

- Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Quyết định 525-QĐ/TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 46)