Thực hiện quy trình đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 71)

Quy trình đánh giá là một chuỗi liên tiếp các hoạt động có liên hệ mật thiết, hữu cơ, khoa học với nhau nhằm tạo ra kết quả đánh giá trung thực, khách quan, khoa học. Không có một quy trình đánh giá riêng cho công chức thuộc diện BTVHU quản lý, mà tất cả các cán bộ, công chức đều đánh giá theo mẫu “Phiếu đánh giá công chức” tại tất cả các cơ quan Đảng, Chính quyền. Tuy nhiên, đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý có một quy trình đánh giá như sau:

Sau khi nhận được công văn yêu cầu đánh giá công chức của Phòng Nội vụ, các cơ quan, đơn vị triển khai công tác đánh giá. Công chức thuộc diện BTVHU quản lý tự đánh giá phân loại như một công chức bình thường theo mẫu Phiếu đánh giá và phân loại công chức. Quy trình đánh giá gồm các bước như sau:

* Bƣớc 1.

Công chức thuộc diện BTVHU quản lý viết bản kiểm điểm theo mẫu yêu cầu (phiếu đánh giá công chức), trong đó công chức tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân qua một năm công tác trên cơ sở 9 tiêu chí, trong đó có 6 tiêu chí dành cho công chức và 03 tiêu chí dành cho công chức lãnh đạo, quản lý. Sau đó công chức tự phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức:

- Hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. - Không hoàn thành nhiệm vụ.

* Bƣớc 2. Trưởng các cơ quan đơn vị tổ chức họp toàn cơ quan, đơn vị để toàn thể công chức đánh giá.

Quy trình đánh giá công chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tại cuộc họp, công chức nói chung và công chức lãnh đạo, quản lý trình trình bày báo cáo tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Đối với công chức chuyên môn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo ý kiến tham gia, quyết định đánh giá, phân loại công chức. Đối với công chức thuộc diện BTVHU quản lý thì không đánh giá phân loại mà hồ sơ được gửi lên Ban Tổ chức Huyện ủy tham mưu cho BTVHUphân loại đánh giá theo Công văn số 1504/SNV ngày 11//12/2015 của Sở Nội vụ Quảng Bình về việc hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

* Bƣớc 3. Cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác có ý kiến bằng văn bản về công chức được đánh giá, phân loại.

Cấp ủy Đảng cùng cấp căn cứ hồ sơ đánh giá và phân loại của đơn vị bao gồm: Phiếu đánh giá, biên bản họp đánh giá phân loại của đơn vị, tham gia ý kiến bằng văn bản gửi BTVHU thông qua Ban Tổ chức Huyện ủy để tham mưu cho Ban Tổ chức Huyện ủy họp đánh giá và phân loại.

* Bƣớc 4. Cấp có thẩm quyền tham khảo các ý kiến tham gia tại Bước 2 và Bước 3, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.

Ban Tổ chức Huyện ủy tổng hợp các ‎ kiến từ biên bản họp của đơn vị, ‎văn bản của cấp ủy cùng cấp, thống nhất quyết định đánh giá và phân loại đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị

* Bƣớc 5. Cấp có thẩm quyền đánh giá, thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

Việc thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU nói riêng đều được thông báo bằng văn bản cho công chức sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của người hoặc

cấp có thẩm quyền đánh giá. Trong thời gian được thông báo, nếu không nhất trí với kết luận đánh giá có quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 113/200 tương đương 56,5% số người được hỏi cho rằng quy trình đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý như hiện nay là không phù hợp, trong khi đó số ý kiến cho là phù hợp và rất phù hợp là 87/200, tương đương 43,2% ý kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 71)