với huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Qua thực tế công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội và đánh giá cán bộ, công chức của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cho thấy, việc đánh giá cán bộ, công chức ở mỗi địa phương đều thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, các nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương việc triển khai thực hiện có những điểm mới, như ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Ban Tổ chức Huyện ủy đã tham mưu cho BTVHU ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, BTVHU xây dựng, ban hành nội dung, tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng cụ thể để đánh giá, phân loại một cách thực chất và hiệu quả. Qua đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình như sau:
Một là, BTVHU Minh Hóa cần ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý. Trên cơ sở những tiêu chí, quy định chung về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đã được pháp luật quy định, BTVHU Minh Hóa cần căn cứ điều
kiện, tình hình thực tế ở địa phương để vận dụng và xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể.
Hai là, cần đảm bảo tính công bằng, khách quan trong đánh giá; tính công bằng phải được coi là một tiêu chí cơ bản để xây dựng nội dung quy chế đánh giá và thực hiện đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý trên thực tế. Việc đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý có thể có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau .
Ba là, đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý theo kết quả, hiệu quả thực thi công vụ của cá nhân và của cá tập thể. Kết quả không những thể hiện ở tính kinh tế mà còn thể hiện ở tính xã hội của nó (mức độ ảnh hưởng, sự hài lòng của người dân, sự gia tăng niềm tin của người dân vào nền hành chính...).
Bốn là, tiếp tục đổi mới công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý; kết quả đánh giá công khai cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân biết.
Năm là, áp dụng các kỹ thuật, phương tiện đánh giá hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin, giảm thời gian và đơn giản thủ tục đánh giá.
Sáu là, phát huy vai trò của người dân, tổ chức tham gia vào quá trình đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Xem đây là kênh thông tin quan trọng, chính thức làm cơ sở để đánh giá, xếp loại công chức thuộc diện BTVHU quản lý.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về đánh giá công chức. Trước hết, luận văn đã nêu khái niệm công chức, công chức thuộc diện BTVHU quản lý.
Tiếp theo, luận văn làm rõ một số vấn đề cơ bản đánh giá công chức và những vấn đề liên quan đến công tác đánh giá công chức. Đánh giá công chức được hiểu là công tác so sánh giữa thực tế hoạt động công chức và những cái được đưa ra làm chuẩn gọi là tiêu chí; nhằm làm rõ khả năng, mức độ công chức đến đâu, từ đó để có những biện pháp khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển công chức.
Phần này làm rõ nội dung đánh giá công chức; đưa ra hệ thống các biện pháp đánh giá thường được sử dụng; đưa ra hệ thống các quan điểm, nguyên tắc về công tác đánh giá công chức; chương này cũng bao gồm cả ý nghĩa của công tác đánh giá và cơ sở pháp lý của công tác đánh giá công chức. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra đối với huyện Minh Hóa.
Đây là phần lý luận, phần cơ sở làm nền tảng cho những tìm hiểu thực tế trong chương tiếp theo của luận văn
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƢỜNG VỤ HUYỆN ỦY HUYỆN MINH HÓA,