Sử dụng kết quả đánh giá đúng để khuyến khích, động viên công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 110)

Điều 55 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định mục đích của việc đánh giá công chức: kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả đánh giá cho hoạt động quản lý chưa phát huy hết ý nghĩa tích cực; kết quả đánh giá công chức hàng năm chưa thực sự được sử dụng làm căn cứ cơ bản của việc áp dụng chế độ, chính sách liên quan như tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và cơ chế đào thải công chức; chủ yếu mới chỉ để lưu hồ sơ lý lịch của công chức và làm căn cứ xác định các danh hiệu thi đua. Điều này có thể khiến cho các chủ thể đánh giá và đối tượng được đánh giá không coi trọng thực chất kết quả đánh giá. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới việc sử dụng kết quả đánh giá công chức, thực sự gắn kết quả đánh giá, phân loại công chức với cơ chế trả lương, thưởng, thăng tiến của công chức... nhằm tạo động lực làm việc cho công chức, tạo ra sự cạnh tranh, phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ của công chức mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Tiểu kết chƣơng 3

Mặc dù công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý đã được chú trọng, không những góp phần xây dựng đội ngũ công chức của huyện phát triển vững mạnh toàn diện mà còn góp phần ngăn chặn đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ công chức, ngăn chặn những phần tử cơ hội, từng bước xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội. Đối với công chức thuộc diện BTVHU quản lý ngăn chặn được việc chạy chức, chạy quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng.

Tuy vậy, việc đánh giá đối với công chức thuộc diện BTVHU quản lý chưa được tiến hành một cách thống nhất. Các cơ quan, đơn vị đánh giá thông qua bình bầu, phương pháp đánh giá mang nặng tình hình thức, ước lệ, đánh giá thiếu tính khách quan, không công tâm hoặc theo mục đích đã định sẵn, tiêu chí đánh giá còn chung chung, thiếu tính cụ thể, e ngại tham gia góp ý cho lãnh đạo. Cơ sở pháp lý cho công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện BTVHU quản lý chưa được ban hành, việc phân loại đối tượng BTVHU quản lý, thẩm quyền BTVHU đánh giá chưa thống nhất.

Để khắc phục tình trạng trên, tác giả đã đưa ra 9 giải pháp cụ thể về:

1. Đổi mới nhận thức về công tác đánh giá công chức 2. Hoàn thiện thể chế về đánh giá công chức

3. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý

4.Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá công chức

5. Triển khai mô hình đánh giá công chức theo kết quả công việc

6. Phân loại từng đối tượng công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để đánh giá

7. Đổi mới phương pháp đánh giá công chức

8. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, các cấp, các ngành trong đánh giá công chức

9. Sử dụng kết quả đánh giá đúng để khuyến khích, động viên công chức

KẾT LUẬN

Đánh giá công chức nói chung và đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng chính là đánh giá con người, quá trình đánh giá chính là quá trình nhận thức nhằm tìm ra và phản ánh đúng đắn bản chất của người công chức theo tiêu chuẩn đã đặt ra. Việc xác định các tiêu chuẩn được dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước về công chức được xác định cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Đánh giá công chức không phải một lần, mà là cả một sự nhận thức trong suốt quá trình quản lý, sử dụng công chức. Nó là khâu đầu tiên của công tác quản lý, sử dụng công chức đồng thời cũng là yếu tố thường xuyên trong quá trình quản lý, sử dụng công chức bao gồm tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức tức là quá trình đánh giá và đánh giá lại công chức.

Từ thực tiễn đánh giá công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý, luận văn này đã tổng hợp, phân tích thực trạng của công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá công chức trong thời gian tới.

Với đề tài này, ngoài những cơ sở khoa học cơ bản về công chức, đánh giá công chức, luận văn đã làm rõ thêm về công chức thuộc diện BTVHU quản lý, đặc điểm của công chức thuộc diện BTVHU quản lý và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá công chức. Bên cạnh đó, luận văn đã tập hợp được những quy định pháp lý về đánh giá công chức hiện hành của Trung ương, tỉnh và huyện Minh Hóa và kinh nghiệm đánh giá ở một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Minh Hóa.

Trên cơ sở khoa học, luận văn phân tích thực trạng công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại,

nguyên nhân của hạn chế tồn tại này để đề xuất 9 giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới.

Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn nên kết quả nghiên cứu của luận văn còn có những hạn chế nhất định. Hơn nữa, học viên cũng chưa có điều kiện đi sâu để nghiên cứu quy trình, tiêu chí, nội dung, đối tượng đánh giá, theo tác giả, giá trị luận văn mới chỉ mang ý nghĩa làm tài liệu tham khảo và cung cấp thêm một số cái nhìn khách quan cho công tác đánh giá công chức nói chung và công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng mà ở đây công chức thuộc diện BTVHU mà học viên đã tìm hiểu, nghiên cứu. Học viên rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2002),

Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Nghị

quyết Trung ương 9 khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người

là CBCC.

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCC.

8. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.

9. Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, CBCC, viên chức.

10. Chu Xuân Khánh và Đào Thị Thanh Thủy (2011):“Đổi mới công tác đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí tổ chức nhà nước số 07;

11. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh tỉnh Quảng Bình lần thứ XVIII.

12. Hạ Thu Quyên (2010) “Về vấn đề đánh giá thực thi trong công vụ” Bài báo đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số tháng 5;

13. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành

chính, Nxb Lao động;

15. Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, CBCC chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay (những vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội;

16. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), “Hoàn thiện phương pháp đánh giá CBCC hàng năm”, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính Quốc gia 17. Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh;

18. Nguyễn Thị Hồng Hải (2012): “Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 12;

19. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2012), “Một số ý kiến về việc thực hiện các nguyên tắc đánh giá CBCC, viên chức”, Tạp chí phát triển nhân lực, số 4 (30), tr. 64-68;

20. Nguyễn Thị Tâm (2013), Cán bộ, CBCC với cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội;

21. Phạm Tất Thắng (2010)“Những đổi mới trong quy chế đánh giá CBCC”, Tạp chí quản lý nhà nước số 8;

22. Quốc hội khóa XIII (2013), Hiến pháp năm 2013. 23. Quốc hội: Luật CBCC năm 2008;

24. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, CBCC, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội

25. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án“Đẩy mạnh cải cách chế độ công cụ, CBCC”.

26. Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh Quảng Bình (2015), Địa chí Quảng Bình,

Nxb Khoa học xã hội.

27. UBND Huyện ủy MIn (2015), Báo cáo số 100/BC-UBND về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016; Báo cáo số 80/BC-UBND về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

28. Võ Kim Sơn, Lê Thị Vân Hạnh, Nguyễn Thị Hồng Hải (2009), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;

PHỤ LỤC PHỤ LỤC. 1

BẢNG TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

Bảng 1.

Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng về sự phù hợp của các nội dung đánh giá áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý

(thuộc diện BTVHU quản lý)

200 phiếu Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

Số lƣợng 29 75 96

Tỷ lệ 14,5% 37,5% 48%

Bảng 2.

Kết quả khảo sát phản ánh mức độ đánh giá và giá trị thực tiễn của các nội dung, tiêu chí đánh giá áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý

(thuộc diện BTVHU quản lý)

Nội dung, tiêu chí đánh giá

(Tổng số CBCC đƣợc khảo sát là 200 ngƣời)

Mức độ đánh giá

Dễ đánh giá Khó đánh giá Ít giá trị thực tiễn Giá trị thực tiễn

cao

Số

lượng Tỷ lệ lượng Số Tỷ lệ lượng Số Tỷ lệ lượ Số ng

Tỷ lệ

Chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

34 17% 81 40,5% 85 42,5% 26 13%

Phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc 28 14% 123 61,5% 89 44,5 % 33 16,5 % Năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ 77 38,5% 103 51,5 % 5 2,5% 147 73,5%

Tiến độ và kết quả thực hiện

nhiệm vụ 156 78% 13 6,5% 3 1,5% 138 69%

Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ được giao

148 74% 52 26% 3 1,5% 137 68,5%

Thái độ phục vụ nhân dân 182 91% 18 9% 2 1% 198 99%

Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý

190 95% 10 5% 0 0% 200 100%

Năng lực lãnh đạo, quản lý 168 84% 32 16% 14 7% 186 93%

Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức

Bảng 3.

Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng áp dụng phƣơng pháp đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý

STT Phƣơng pháp đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ

1 Phương pháp bình bầu (tập thể đánh giá) 165 82,5% 2 Phương pháp đánh giá qua báo cáo (cá nhân tự

đánh giá)

96 48%

5 Phương pháp cấp trên quản lý đánh giá 158 79,0%

Bảng 4.

Kết quả khảo sát phản ánh mức độ cần thay đổi, hoàn thiện trong công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý

Số

lƣợng Nội dung hỏi

Mức độ thay đổi, hoàn thiện Không thay đổi (%) Thay đổi ít (%) Cần thay đổi nhiều (%) 200 Phương pháp đánh giá 27,5 13,5 62,5 Tiêu chí đánh giá 10 24,5 60,5

Nội dung đánh giá 15,5 13 13,5

Quy trình đánh giá 14,5 18 62

Thời gian đánh giá 22 8 2,5

Nhận thức, thái độ, kỹ năng của công chức khi tiến hành đánh giá .

17,5 12,5 6

PHỤ LỤC 2.

Mẫu phiếu đánh giá, phân loại dành cho công chức

Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị

---

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC Năm 20...

Họ và tên: ...

Chức vụ, chức danh: ...

Đơn vị công tác: ...

Ngạch công chức: ………. Bậc:……… Hệ số lương: ...

I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƢỠNG, RÈN LUYỆN CỦA CÔNG CHỨC 1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: ...

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: ...

3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ...

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ: ...

5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ: ...

6. Thái độ phục vụ nhân dân: ...

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý: ...

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý: ...

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức: ...

II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CÔNG CHỨC

1. Đánh giá ưu, nhược điểm:

... ... 2. Phân loại đánh giá:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)

... Ngày....tháng....năm 20...

Công chức tự đánh giá

(ký tên, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công chức công tác:

... 2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức:

... Ngày....tháng....năm 20...

Thủ trƣởng trực tiếp đánh giá

(ký tên, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN

1. Nhận xét ưu, nhược điểm:

... ... 2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)

... Ngày....tháng....năm 20...

Thủ trƣởng đơn vị

PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát

(Dành cho công chức cấp huyện) Kính thưa Ông/Bà!

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý (công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan Đảng, Mặt trận, các đoàn thể và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện) Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình theo nội dung câu hỏi dưới đây (bằng cách đánh dấu X vào 1 ô trống tương ứng). Sự tham gia của ông/bà sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong nghiêu cứu. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin cá nhân mà ông/bà cung cấp được hoàn toàn giữ bí mật.

Xin ông/bà cho biết một số thông tin về bản thân:

1.Họ và tên: ..., tuổi...

2.Giới tính: Nam Nữ

3.Dân tộc: ...

4.Chức vụ:...

Câu 1. Đánh giá công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý hiện nay đã có văn bản hƣớng dẫn cụ thể hay không?

: Có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 110)