Triển khai mô hình đánh giá công chức theo kết quả công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 101)

Một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế, bất cập trong đánh giá công chức hiện nay là do cách thức đánh giá chủ yếu chú trọng vào đặc điểm cá nhân của công chức, chưa chú trọng vào công việc mà công chức thực hiện, nghĩa là đánh giá tập trung nhiều vào các nội dung chính trị tư tưởng,

còn kết quả thực thi công vụ chưa được xem là tiêu chí chính để đánh giá công chức. Vì vậy, cần phải triển khai mô hình công tác đánh giá công chức theo kết quả công việc, nghĩa là lấy kết quả, hiệu quả làm việc của công chức làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức. Kết quả công việc là tổng hợp khả năng tư duy, trình độ nhận thức, kỹ năng giao tiếp, xử lý công việc và qua đó thể hiện năng lực, kết quả làm việc, phẩm chất đạo đức của người công chức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức, công dân; do vậy việc đánh giá kết quả công việc của công chức cũng đồng thời là đánh giá công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức đó. Đây là một trong những định hướng giải pháp trọng tâm đổi mới công tác đánh giá công chức đã được xác định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020: “Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao" [8]

Đánh giá công chức theo kết quả công việc là một cách tiếp cận, một phương pháp quản lý mang tính tổng thể chuyển từ quản lý và đánh giá đặc điểm cá nhân công chức sang đánh giá trực tiếp những kết quả mà họ đã thực hiện được trên, thực tế. Do đó, để đảm bảo chuyển đổi được cách thức đánh giá theo kết quả thực thi công vụ, cần thực hiện một số công đoạn quan trọng trong công tác quản lý nhân lực của nền công vụ như: thực hiện phân tích công việc nhằm xác định vị trí việc làm trong hệ thống các cơ quan nhà nước; mô tả công việc theo từng vị trí việc làm (việc mô tả này càng chi tiết thì khi tiến hành đánh giá càng thuận lợi như: tên công việc, sản phẩm công việc, số lượng và chất lượng sản phẩm đạt được; thời gian hoàn thành công việc và những giải pháp sáng tạo trong công việc,...); xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc và các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc; đo lường

kết quả thực hiện công việc và xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ để phân loại công chức.

Để thực hiện được những nhiệm vụ này, trước hết phải xây dựng mô hình quản lý công vụ, công chức theo định hướng kết quả. Xác định đúng định hướng sẽ là điều kiện tiên quyết để các chủ thể có thẩm quyền bắt tay vào việc thực hiện triệt để các yếu tố nền tảng cho phép hình thành hệ thống quản lý công việc và đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ.

3.3.6. Phân loại từng đối tƣợng công chức thuộc diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy quản lý để đánh giá

Trên cơ sở Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Công văn số 1504/SNV-CCVC ngày 11/12/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và thực trạng công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý nhận thấy công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU còn gặp phải những hạn chế như đã nêu ở chương 2, vì vậy việc phân loại từng đối tượng để đánh giá là việc làm cần thiết. Theo Công văn số 1504/SNV-CCVC ngày 11/12/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định số 1194- QĐ/HU ngày 7/6/2017 của Huyện ủy Minh Hóa ban hành quy định về phân cấp quản l‎ý cán bộ (bổ sung, sửa đổi), công chức thuộc diện BTVHU quản lý chưa có sự thống nhất về thẩm quyền đối với đối tượng đánh giá. Vì vậy việc phân loại từng đối tượng công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để phù hợp trong công tác đánh giá, cụ thể hướng đề xuất như sau:

* Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đánh giá các đối tƣợng sau:

- Trưởng, ban, Phó trưởng Ban xây dựng Đảng, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm vụ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy;

Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện; cấp trưởng, cấp phó đoàn thể chính trị- xã hội cấp huyện (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Công đoàn….);

* Ban Thƣờng vụ Huyện ủy ủy quyền cho Thƣờng trực UBND huyện đánh giá các đối tƣợng sau:

- Trưởng Ban, Phó trưởng Ban HĐND huyện; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND; Trưởng, phó các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện.

3.3.7. Hoàn thiện các phƣơng pháp đánh giá, linh hoạt trong việc áp dụng các phƣơng pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá là cách thức tiến hành để đảm bảo các kết quả đó là chính xác, khách quan và đáng tin cậy. Tính khách quan và đáng tin cậy đó được thể hiện thông qua thái độ đồng thuận, đồng tình và ủng hộ không chỉ của hệ thống quản lý, các nhà lãnh đạo mà của tổng thể hệ thống công chức với tư cách đối tượng được đánh giá.

Cách thức đánh giá công chức bao gồm đánh giá con người và đánh giá những công việc được thực hiện. Nếu chú trọng vào con người, phương pháp đánh giá sẽ thực hiện theo cách so sánh các cá nhân với nhau. Cách đánh giá này áp dụng đơn giản nhưng mức độ tin cậy của kết quả đánh giá không cao, không gắn với mục đích cải thiện hiệu quả làm việc. Nếu tập trung vào công việc, cách thức đánh giá sẽ gắn với đối chiếu những gì đã làm với những tiêu chuẩn được xác định từ trước. Theo cách này, việc xây dựng các tiêu chuẩn dùng để đánh giá có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức khiến cho nó đáng tin cậy, được ủng hộ khi áp dụng và mang tính thực chất, có giá trị khuyến khích, cải thiện kết quả làm việc trong tương lai.

Như đã phân tích ở Chương 1 và 2, hiện nay có rất nhiều phương pháp được dùng trong đánh giá công chức nói chung. Phương pháp nào cũng có ưu, nhược điểm. Do vậy sẽ không có một phương pháp duy nhất cho việc đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Việc đổi mới, nâng cao kỹ thuật áp dụng các phương pháp đánh giá, linh hoạt trong lựa chọn phương pháp là một giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đánh giá công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Quan điểm đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý hiện nay là lấy năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp công chức làm thước đo đánh giá. Vì vậy, trong đánh giá cần đồng thời kết hợp phương pháp đánh giá báo cáo, nguyên tắc cá nhân tự đánh giá, tập thể tham gia nhận xét, cấp trên quản lý quyết định sẽ góp phần tăng cao hiệu quả của công tác đánh giá.

- Áp dụng phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí:

Phương pháp cho điểm theo tiêu chí hiện đang được áp dụng vào đánh giá ở một số địa phương và bước đầu đã thể hiện những ưu điểm rõ rệt. Tùy theo số lượng các tiêu chí để phân định được tỷ trọng trong tổng số điểm. Thông thường tiêu chí đánh giá kết quả công việc được tính có hệ số điểm cao hơn so với những nội dung đánh giá khác. Áp dụng phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí trong đánh giá sẽ giúp cho kết quả đánh giá gắn nhiều hơn với mục tiêu, kế hoạch của cơ quan, đơn vị, tạo cơ hội tham gia của nhiều chủ thể vào quy trình đánh giá.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi địa phương thống nhất xây dựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá với thang điểm cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc xây dựng các phiếu đánh giá. Các tiêu chí này là sự cụ thể hóa của các nội dung đánh giá theo quy định hiện hành, ứng với mỗi tiêu chí là một số điểm tương ứng. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế

nào định lượng số điểm cho thật sự phù hợp với từng tiêu chí, đảm bảo đánh giá hướng đến kết quả thực thi công vụ.

- Đổi mới phương pháp bình bầu trong đánh giá của tập thể: Kết quả đánh giá phụ thuộc vào kết quả của cuộc họp tập thể dưới sự chủ trì của công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Tuy nhiên, việc công chức thuộc diện BTVHU quản lý là người có ý kiến nhận xét đối với công chức thuộc cơ quan, đơn vị nên dễ dẫn đến tình trạng “gió chiều nào che chiều ấy” và không phát huy được vai trò của tập thể trong nhận xét, đánh giá lãnh đạo của đơn vị mình. Vì vậy, trước hết cần thực hiện thống nhất nguyên tắc bảo đảm đúng thẩm quyền đánh giá. Nâng cao trách nhiệm đánh giá của công chức đối với người đứng đầu: Người đứng đầu cần lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và đưa ra các tiêu chí phù hợp với các mục tiêu đã định; đánh giá phải toàn diện, khách quan, minh bạch, căn cứ vào kết quả công việc. Thực hiện bỏ phiếu kín nhằm hạn chế được sự nể nang, né tránh của đánh giá trực tiếp.

Đổi mới phương pháp đánh giá thông qua báo cáo hướng đến việc nâng cao tính trung thực trong đánh giá. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp đánh giá này, chúng ta cũng có thể bổ sung “chế định sát hạch công chức thuộc diện BTVHU quản lý”. Trước hết phải thí điểm thực hiện chế định sát hạch coi như một cuộc cải cách lớn đối với việc đánh giá còn quá nhiều cảm tính như hiện nay.

3.3.8. Xây dựng quy trình đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý theo hƣớng công khai, minh bạch, có ngƣời dân tham gia vào đánh giá theo hƣớng công khai, minh bạch, có ngƣời dân tham gia vào đánh giá

Trong việc đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý, công khai nghĩa là quy trình, thủ tục đánh giá phải được công bố hoặc phổ biến làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được; minh bạch nghĩa là không những phải công khai mà còn phải trong sáng, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân tham gia vào đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý. Muốn

thực hiện có hiệu quả việc công khai, minh bạch trong đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản BTVHU quản lý cần hoàn thiện quy trình đánh giá hàng năm như sau:

Bước 1: Thực hiện việc hướng dẫn đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý

Để tạo quan điểm nhất quán trong đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý, vào cuối mỗi năm, Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện hướng dẫn để công chức thuộc diện BTVHU quản lý tự đánh giá xếp loại cho bản thân và đơn vị mình.

Bước 2: Bản thân cán bộ, công chức tự đánh giá theo mẫu

Bước 3: Tổ chức cuộc họp đánh giá công chức thuộc BTVHU quản lý tại cơ quan, đơn vị

Thành phần tham gia cuộc họp gồm tập công chức của cơ quan, đơn vị và đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện. Tại cuộc họp, công chức được đánh giá trình bày bản tự nhận xét, đánh giá của mình trước tập thể. Tiếp đến, tập thể khác cho ý kiến nhận xét, góp ý đối với công chức được đánh giá. Nếu đã triển khai lấy ý kiến của người dân thì công khai những ý kiến của người dân trước cuộc họp. Tiến hành thu phiếu đánh giá công chức đã phát trước đó để tổng hợp số điểm của các phiếu này làm kết quả và ghi vào biên bản. Trong bước này cần có sự kiểm tra, giám sát kết quả đánh giá do đại diện của Phòng Nội vụ thực hiện.

Bước 4. Lấy ý kiến của cấp ủy hoặc Trưởng các đoàn thể

Cơ quan, đơn vị lập hồ sơ báo cáo cấp ủy cùng cấp hoặc trưởng các đoàn thể trước khi gửi hồ sơ trình Ban Thường vụ Huyện ủy.

Bước 5: Quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân loại

Căn cứ hồ sơ đánh giá, kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có) Ban Thường vụ Huyện ủy là người ghi ý kiến đánh giá, xếp loại và ký tên vào

“Bản tự nhận xét đánh giá” thuộc thẩm quyến quản lý; đồng thời thông báo kết quả đánh giá tới tập thể cơ quan, đơn vị. Trong bước này, người có thẩm quyền đánh giá nên làm thêm một nhiệm vụ là trao đổi trực tiếp với cá nhân công chức để tạo ra tâm lý thoải mái, thỏa mãn cho đối tượng được đánh giá.

Bước 6. Lưu hồ sơ, gửi kết quả

Việc tuân thủ quy trình này sẽ mất thời gian hơn so với quy trình đang thực hiện. Chính vì vậy Ban Thường vụ Huyện ủy cần sắp xếp thời gian một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo công tác đánh giá đạt kết quả tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về công tác xây dựng cán bộ: “Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với công việc gì. Nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ, cũng không được việc”. Việc chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ dân” trước hết cần thay đổi tư duy về vai trò của nhân dân; khuyến khích sự tham gia của công dân vào công tác đánh giá tác động của dịch vụ hành chính công. Người dân đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công cũng chính là đánh giá gián tiếp năng lực của công chức thông qua nhận xét mức độ phục vụ, sự hài lòng của người dân đối với công chức. Việc người dân sự tham gia vào đánh giá công chức nói chung và công chức lãnh đạo sẽ có ý nghĩa là vừa thực hiện được quy chế dân chủ, vừa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức/

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai tác động trực tiếp đến người dân. Bên cạnh đó, nhu cầu về giải quyết các thủ tục hành chính của người dân là rất lớn dẫn đến khả năng phát sinh tiêu cực của công chức nói chung và công chức thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng.

Việc người dân tham gia vào đánh giá là rất cần thiết, tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn băn khoăn nếu được tham gia vào quá trình đánh giá.

Thứ nhất, họ cảm thấy hiểu biết pháp luật của họ về đánh giá còn hạn chế. Thứ hai, khi đánh giá cần có những tiêu chí cụ thể và diễn giải dễ hiểu để người dân có thể tiếp cận dễ dàng. Thứ ba, họ sợ bị trù dập, sợ tư thù cá nhân …. Như vậy, để thu hút người dân tham gia vào quá trình đánh giá thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, nghiêm cấm và có chế tài đối với trường hợp trù dập, trả thù những người tham gia góp ý, đánh giá.

Hiện nay, UBND huyện Minh Hóa đã có bộ phận một cửa, tại đây có hòm thư góp ý . Để phát huy hiệu quả hình thức này cần xây dựng phiếu đánh giá cho người dân với những tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn để có thể đánh giá. Phiếu đánh giá được bỏ vào thùng phiếu đặt tại Bộ phận một cửa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG vụ HUYỆN ủy QUẢN lý tại HUYỆN MINH hóa, TÌNH QUẢNG BÌNH (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)