thương mại
1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
Đây là những tiêu chí khó đo lƣờng và đƣợc xem xét dƣới góc độ cảm quan, phân tích, nghiên cứu và đánh giá thị trƣờng của ngân hàng. Cụ thể:
- Uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng CVTD: một ngân hàng có uy tín cao sẽ có khả năng thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, nếu một ngân hàng có đội ngũ khách hàng đông đảo, có uy tín thì đó là một trong những dấu hiệu đánh giá mở rộng CVTD của ngân hàng đó.
- Mức độ thỏa mãn của khách hàng: đƣợc thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đối với khách hàng thì điều này trƣớc hết biểu hiện ở thủ tục đơn giản thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn giúp khách hàng sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất là không bỏ lỡ cơ hội tiêu dùng sản phẩm. Tuy nhiên đây mới chỉ là yêu cầu ban đầu, trong nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động và có sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các NHTM phải năng động sáng tạo thì mới có thể mong có chất lƣợng CVTD tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên cả về chất và lƣợng của khách hàng. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với các NHTM nhằm mở rộng CVTD.
- Mức độ tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc CVTD của khách hàng: khách hàng có sử dụng vốn vay theo mục đích tiêu dùng ban đầu hay không? Đây vừa là điều kiện cần thiết vừa là sự biểu hiện của mở rộng CVTD của ngân hàng. Cần phân tích, đánh giá kỹ lƣỡng cả về hiệu quả, tính khả thi cũng nhƣ mức độ phù hợp của CVTD với chính sách phát triển kinh tế xã hội chung của ngành, của địa phƣơng. Nó đƣợc biểu hiện ở sự ổn định của kinh tế xã hội địa phƣơng, giúp tăng cầu tiêu dùng, ổn định đời sống, nâng cao mức
sống dân cƣ. Tuy nhiên khi đánh giá tiêu thức này cần căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể trong từng thời kỳ chứ không có một tiêu chuẩn đánh giá cụ thể cho từng trƣờng hợp. Các chỉ tiêu định tính chỉ là những căn cứ để đánh giá mở rộng CVTD trên phƣơng diện nâng cao chất lƣợng CVTD của một NHTM một cách khái quát. Thực tế chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu định tính nhƣ trên là tài liệu để chính ngân hàng cải tiến sản phẩm, hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lƣợng cho vay tiêu dùng.
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu
- Tốc độ tăng trưởng khách hàng vay tiêu dùng
Nhƣ đã trình bày ở đặc điểm của cho vay tiêu dùng, các khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, nhƣng số lƣợng các khoản vay lớn. Vì vậy để đánh giá việc mở rộng CVTD phải dựa vào số lƣợng các khoản vay hay chính xác hơn là số lƣợng khách hàng giao dịch về CVTD với ngân hàng. Khi ngân hàng có sự tập trung vào việc mở rộng CVTD, ngân hàng sẽ phải có biện pháp thu hút khách hàng đến với các sản phẩm CVTD của ngân hàng. Nếu ngân hàng thực hiện thành công việc mở rộng CVTD, số khách hàng đến giao dịch và sử dụng sản phẩm này của ngân hàng sẽ tăng lên.
+ Số lượng khách hàng: là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với
ngân hàng trong năm. Trong hoạt động CVTD, số lƣợng khách hàng thể hiện số khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.
+Tốc độ tăng trưởng khách hàng: là số so sánh tƣơng đối, đƣợc tính
bằng số lƣợng tăng tuyệt đối khách hàng giữa 02 năm liền kề (năm n và năm n+1) so với năm đứng trƣớc (năm n). Và đƣợc xác định bằng công thức:
Tốc độ tăng trƣởng
khách hàng =
Mức tăng giảm số lƣợng khách hàng x 100
Số khách hàng năm( n)
Mức tăng giảm số
lƣợng khách hàng = Số khách hàng năm (n+1) - Số khách hàng năm (n)
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá tình hình mở rộng CVTD của ngân hàng về quy mô khách hàng, thông qua số lƣợng khách hàng năm sau tăng (giảm) so với năm trƣớc đó nhƣ thế nào (cả về tƣơng đối và tuyệt đối). Dựa vào mức độ tăng trƣởng của khách hàng vay tiêu dùng có thể cho thấy sự tin tƣởng của khách hàng đối với ngân hàng cũng nhƣ hình ảnh ngân hàng thay đổi qua từng năm nhƣ thế nào.
- Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số CVTD là tổng số tiền mà ngân hàng thực tế đã giải ngân trong kỳ cho khách hàng, doanh số cho vay là một con số thời kỳ. Do đó, doanh số CVTD phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động CVTD của NHTM trong năm tài chính. Tăng trƣởng doanh số CVTD phản ánh mở rộng về quy mô cho vay và đƣợc xác định bằng công thức:
Tốc độ tăng trƣởng
doanh số CVTD =
Giá trị tăng trƣởng doanh số CVTD tuyệt đối
x 100 Tổng doanh số CVTD năm (n) Trong đó: Tăng trƣởng doanh số CVTD tuyệt đối = Tổng doanh số CVTD năm (n+1) - Tổng doanh số CVTD năm (n)
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tăng trƣởng của doanh số CVTD trong năm cả về tuyệt đối và tƣơng đối. Nếu trong năm này doanh số CVTD của ngân hàng đạt tỷ lệ cao và tăng trƣởng so với năm liền kề trƣớc đó thì hoạt động CVTD của ngân hàng đang đƣợc mở rộng.
- Chỉ tiêu tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng
Tỷ trọng doanh số CVTD = Doanh số CVTD x 100
Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu của doanh số CVTD trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng (đạt bao nhiêu %). So sánh chỉ tiêu này ở các năm khác nhau thì cho thấy sự thay đổi kết cấu doanh số CVTD. Nếu tỷ trọng này tăng, ngân hàng đang mở rộng doanh số CVTD.
- Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Dƣ nợ CVTD là số tiền mà các khách hàng vay tiêu dùng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm. Dƣ nợ CVTD là con số thời điểm. Căn cứ vào mức tăng trƣởng dƣ nợ và tỷ lệ dƣ nợ có thể cho ta biết ngân hàng có thực hiện mở rộng tín dụng hay không, vì khi ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng thì dƣ nợ tín dụng thƣờng ở mức cao. Tuy nhiên, có thể đánh giá chính xác việc mở rộng tín dụng của ngân hàng ta phải kết hợp giữa chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng và tăng trƣởng doanh số cho vay của ngân hàng.
Những con số và tốc độ tăng (giảm) dƣ nợ CVTD qua các năm phản ánh quy mô và xu hƣớng của việc CVTD là mở rộng hay thu hẹp. Chỉ tiêu này đƣợc xác định:
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ
CVTD
=
Giá trị tăng trƣởng dƣ nợ CVTD tuyệt đối
x 100 Dƣ nợ CVTD năm (n) Trong đó: Giá trị tăng trƣởng dƣ nợ CVTD tuyệt đối = Dƣ nợ CVTD năm (n+1) - Dƣ nợ CVTD năm (n)
- Chỉ tiêu Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ
Tỷ trọng dƣ nợ CVTD
trong tổng dƣ nợ =
Dƣ nợ cho CVTD
x 100 Tổng dƣ nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dƣ nợ CVTD so với tổng dƣ nợ cho vay của NHTM, tức là phản ánh quy mô của việc CVTD. Tỷ lệ này cao và ngày càng tăng sẽ cho thấy ngân hàng đang mở rộng dƣ nợ CVTD.
- Chỉ tiêu tỷ lệ thu nợ:
Tỷ lệ thu nợ = Doanh số thu nợ CVTD x 100
Doanh số CVTD
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của NHTM, cho biết số tiền mà ngân hàng thu hồi đƣợc trong 1 kì kinh doanh nhất định. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả, rủi ro tín dụng thấp và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cho vay tiêu dùng.
Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nƣớc Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu CVTD = Nợ xấu CVTD x 100
Dƣ nợ CVTD
Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dƣ nợ CVTD thì có bao nhiêu đồng nợ xấu CVTD. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nợ xấu nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong dƣ nợ CVTD cho thấy chất lƣợng CVTD kém.
Chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả cho vay tiêu dùng.
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng không thể nói là tốt nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp. Để đánh giá hiệu quả của mở rộng CVTD, chúng ta cần quan tâm các chỉ số sau:
- Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận từ dư nợ cho vay tiêu dùng:
Tỷ lệ lợi nhuận từ
dƣ nợ CVTD =
Lợi nhuận từ hoạt động CVTD
x 100 Dƣ nợ CVTD
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản CVTD của NHTM. Nó cho biết một hợp đồng dƣ nợ CVTD mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động CVTD mang lại càng lớn, là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD.
- Tỷ lệ lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng:
Tỷ lệ lợi nhuận
CVTD =
Lợi nhuận từ hoạt động CVTD
x 100 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tầm quan trọng của hoạt động CVTD trong mối quan hệ với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này tăng lên hàng năm chứng tỏ lợi nhuận của ngân hàng đạt đƣợc từ mở rộng CVTD của ngân hàng hàng năm. Tuy nhiên, điều đó cũng gắn liền với việc ngân hàng đang phải chấp nhận đối mặt với những rủi ro càng cao đến từ hoạt động CVTD. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải quản lý một cách khoa học và chặt chẽ đối với hoạt động CVTD của bản thân ngân hàng.
- Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng
Vòng quay vốn CVTD = Doanh số thu nợ CVTD
Dƣ nợ bình quân CVTD Trong đó: Dƣ nợ bình quân CVTD = Dƣ nợ CVTD đầu kỳ + Dƣ nợ CVTD cuối kỳ 2
Chỉ tiêu này phản ánh tần suất sử dụng vốn của NHTM. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng càng lớn với số dƣ nợ CVTD càng tăng chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng bỏ ra đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
Là những nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng có tác động tới mở rộng cho vay tiêu dùng. Bao gồm:
“Chiến lược kinh doanh là một hệ thống gồm các mục tiêu, quan điểm, chính sách, giải pháp được đưa ra nhằm tận dụng tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của ngân hàng để đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra từ trước trong một khoảng thời gian nhất định”[4, tr102]. Nói một cách đơn giản chính là
định hƣớng phát triển của ngân hàng đã bao gồm các giải pháp, chính sách để thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. Chiến lƣợc phát triển của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để mở rộng hoạt động CVTD. Nếu trong định hƣớng của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ, thì tất nhiên, ngân hàng sẽ phải đƣa ra những chiến lƣợc bán lẻ, trong đó có mảng CVTD để thu hút những khách hàng tiềm năng đến với các các sản phẩm CVTD của chính ngân hàng.
Ngân hàng thƣơng mại sẽ xây dựng chiến lƣợc CVTD dựa trên các yếu tố sứ mệnh và tầm nhìn của ngân hàng; mục tiêu của chiến lƣợc cho vay tiêu dùng; cuối cùng là thực hiện phân tích chiến lƣợc CVTD (bao gồm: xây dựng năng lực cốt lõi và định vị ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh, phân tích môi trƣờng chiến lƣợc).
- Mạng lƣới hoạt động:
“Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm chi nhánh,
phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật” [11, tr.2].
Hệ thống mạng lƣới hoạt động thể hiện mức độ bao phủ của ngân hàng đó trên thị trƣờng, nó bao gồm các chi nhánh, các điểm giao dịch của ngân hàng. Mạng lƣới hoạt động của ngân hàng sẽ ảnh hƣởng tới lƣợng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, cụ thể số lƣợng điểm giao dịch, chi nhánh của ngân hàng ảnh hƣởng trực tiếp tới việc mở rộng CVTD. Khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng khi tìm đến NHTM trƣớc hết sẽ tìm đến các ngân hàng có uy tín, quy mô và mạng lƣới giao dịch thuận tiện với bản thân khách hàng.
Mỗi ngân hàng thƣơng mại đều xây dựng cho mình một chính sách cho vay dƣới những hình thức khác nhau. Đối với các NHTM ở Việt Nam thì chính sách cho vay thƣờng đƣợc thể hiện dƣới hình thức văn bản. Văn bản này bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với khách hàng; kỳ hạn của khoản tín dụng; mức lãi suất cho vay; mức lệ phí; hƣớng giải quyết những khoản nợ khó đòi. Chính sách CVTD tốt vạch ra cho các cán bộ ngân hàng hƣớng đi và khung tham chiếu rõ ràng về những căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn của khách hàng, sẽ giúp cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đảm bảo những khoản cho vay an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó thì chính sách CVTD đúng đắn hợp lý là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả. Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng đối tƣợng cho vay, từng sản phẩm, từng kỳ hạn cho vay và cách xử lý đúng đắn các khoản nợ của khách hàng, có chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thu hút đƣợc khách hàng đến với ngân hàng, từ đó thực hiện thành công việc mở rộng CVTD.
- Chính sách marketing:
Marketing ngân hàng thƣơng mại đƣợc hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một NHTM để đạt đƣợc mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng nhƣ các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã đƣợc lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hƣớng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận. “Marketing hiện đại thường sử dụng thuật ngữ Marketing mix bao gồm 4P: sản
phẩm (Product), định giá (Pricing), vị trí - phân phối (Placement- distribution) và truyền thông khuyến mãi (Promotion)”[4, tr 86]. Muốn hoạt động CVTD
đƣợc mở rộng thì ngân hàng cần có chính sách marketing phù hợp. Chính sách marketing cho vay tiêu dùng của ngân hàng lúc này chính là quá trình nghiên cứu thị trƣờng, sáng tạo và cung ứng các sản phẩm CVTD nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng kết hợp truyền thông, quảng bá hình ảnh và
sản phẩm vay tiêu dùng tới khách hàng, tăng mức độ phổ biến của ngân hàng, tăng niềm tin của khách hàng, từ đó góp phần ảnh hƣởng tới mở rộng CVTD.
- Chính sách lãi suất:
Lãi suất chính là giá cả của sản phẩm cho vay, do vậy chính sách lãi suất CVTD chính là chính sách về giá cả của các sản phẩm CVTD. Chính sách lãi suất CVTD cần khuyến khích tính linh hoạt, đa dạng trong việc đặt giá trên cơ sở đảm bảo khả năng sinh lời cũng nhƣ cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động CVTD. Một số trƣờng hợp ngoại lệ không tuân theo những quy tắc trên nhƣ: NHNN thực hiện chính sách kiểm soát lãi suất, Ban lãnh đạo NHTM áp dụng chính sách khống chế lãi suất cho vay của các chi nhánh