Kiến nghị đối với Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thường tín chi nhánh hà tĩnh (Trang 127 - 139)

- Sacombank cần phối hợp chặt chẽ với NHNN tổ chức hiệu quả chƣơng trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lƣợng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp Chi nhánh Hà Tĩnh mở rộng cho vay tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả.

- Sacombank cần hỗ trợ Chi nhánh Hà Tĩnh trong việc lắp đặt các trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình hoạt động, đặc biệt là trợ giúp về kinh tế kỹ thuật trong việc đào tạo và bồi dƣỡng một số kỹ năng và kiến thức về thị trƣờng bất động sản và các thị trƣờng khác có liên quan, kỹ năng phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu thông tin và đánh giá thu nhập của khách hàng. Tổ chức các đợt huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách mảng cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Từ đó, từng bƣớc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng để tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hóa của ngành ngân hàng.

có các văn bản mới của Chính phủ, NHNN và của các Bộ, Ngành có liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng.

-Sacombank cần xây dựng quy trình cho vay tiêu dùng chặt chẽ, hạn chế thủ tục chồng chéo, các giấy tờ không cần thiết. Sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng không chỉ đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo quy chuẩn của các ngân hàng nƣớc ngoài mà còn phải phù hợp với điều kiện, văn hoá và tập quán của ngƣời Việt Nam ở từng vùng miền, địa phƣơng. Vì vậy, Scombank cần tiếp tục đầu tƣ đúng mức về nghiên cứu thị trƣờng, nhu cầu tiêu dùng, tập quán của nhóm đối tƣợng khách hàng cần hƣớng tới để kịp thời ban hành các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới phù hợp thị trƣờng, phát triển kênh phân phối và xây dựng cơ chế quản trị rủi ro, văn bản hƣớng dẫn cho phù hợp (bao gồm cả các mẫu biểu cho từng gói sản phẩm).

- Sacombank cần tiếp tục rà soát, cải tiến, huỷ bỏ các văn bản hiện có các bất cập, không phù hợp nhằm chuẩn hoá và cải tiến, tinh gọn hệ thống văn bản nghiệp vụ, để giảm bớt các giấy tờ không cần thiết, mang nặng tính hình thức. Mặc dù hoạt động này đã đƣợc thực hiện từ năm 2013 đến nay và đã đạt đƣợc nhiều kết quả: Sacombank đã rà soát 1167 văn bản quản lý và 2.382 biểu mẫu, trong đó ban hành mới/cải tiến 266 và tiêu huỷ 406 văn bản quản lý. Ban hành mới/cải tiến 960 thủ tục và huỷ 986 biểu mẫu năm 2014. Và trong 6 tháng đầu năm 2015, 1.024 văn bản quản lý và 2.356 biểu mẫu đã đƣợc rà soát và đánh giá trong đó đã ban hành mới, cải tiến 88, huỷ 60 VBLQ, ban hành mới/cải tiến 305 và huỷ 235 biểu mẫu. Tuy nhiên, số lƣợng văn bản quản lý và biểu mẫu còn lại rất nhiều, Sacombank cũng cần xem xét, rà soát thật kỹ sao cho việc loại bỏ các giấy tờ này không làm ảnh hƣởng đến sự chặt chẽ của một bộ hồ sơ vay vốn, đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng an toàn với độ rủi ro thấp nhất.

- Sacombank có thể tăng cƣờng việc nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng của toàn hệ thống, liên tục mở các lớp đào tạo chuyên sâu, khi có những chính sách mới của NHNN, của Chính phủ thì tổ chức các lớp tập huấn đảm bảo cho các cán bộ của toàn hệ thống có điều kiện nắm bắt đƣợc các chủ trƣơng của cấp trên để chủ động trong các hoạt động của mình. Việc đào tạo nhân lực không nên chỉ dừng lại ở triển khai riêng cho đối tƣợng cán bộ nhân viên tân tuyển và lãnh đạo, Sacombank cần đạo tạo định kỳ và thƣờng xuyên đến toàn thể cán bộ nhân viên, triển khai đồng bộ bộ Tiêu chuẩn xác lập các chuẩn mực cán bộ nhân viên để hƣớng tới sự hài lòng của khách hàng theo quy chuẩn từ đơn vị đến con ngƣời.

- Sacombank cần tiếp tục phát triển công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, hỗ trợ phát triển công nghệ và nhân lực chi nhánh hƣớng tới mục tiêu trở thành ngân hàng tự động. Khách hàng đến với ngân hàng không chỉ vì nhu cầu giao dịch mà còn kỳ vọng đƣợc trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ thông minh, đa dạng. Việc tự động hóa giúp giảm thiểu chi phí nhân lực, tiết kiệm thời gian từ đó giúp tăng trƣởng ngân hàng tốt hơn. Sacombank những năm gần đây đƣợc đánh giá là “Ngân hàng điện tử đƣợc yêu thích tại Việt Nam” tuy nhiên so với sự tiên tiến của ngành tài chính - ngân hàng thế giới, dịch vụ của Sacombank hiện chỉ mới ở giai đoạn đầu và vẫn còn phải tiếp tục phấn đấu để thay thế giao dịch ngân hàng thông thƣờng. Hƣớng tới việc khách hàng giao dịch ngân hàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng đƣợc hƣởng các tiện ích số, không phải ngồi chờ đợi đến phiên giao dịch, thay vào đó sẽ tự động hóa, có thể tự thực hiện thủ tục vay vốn tại nhà và thao thao tác trên điện thoại hoặc máy tính để thực hiện giao dịch.

- Sacombank cần tiếp tục tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát từ xa, theo dõi thƣờng xuyên các hoạt động CVTD của tất cả các Chi nhánh trực thuộc Sacombank, phối hợp cùng Chi nhánh giải quyết các kết luận, kiến nghị của khách hàng.

Tóm tắt chƣơng 3

Từ thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank Chi nhánh Hà Tĩnh, nội dung chƣơng 3 đã xây dựng các giải pháp có tính khả thi nhằm mở rộng CVTD. Thực tế, hoạt động ngân hàng của Sacombank nói chung và CVTD tại Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng hiện đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nếu Chi nhánh có thể kết hợp tốt giữa việc nghiên cứu thị trƣờng, phát triển sản phẩm và kênh phân phối, đào tạo một đội ngũ nhân viên chất lƣợng, phát triển và hoàn thiện công nghệ thì tin rằng Sacombank hoàn toàn có thể làm hài lòng những khách hàng của mình, để từ đó mở rộng CVTD, tăng thị phần và tạo dựng vị thế cạnh tranh tốt hơn cho chi nhánh. Trong chƣơng này tác giả cũng đã đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách, luật pháp…có ý nghĩa thiết thực với các cơ quan ban ngành liên quan và với Sacombank Chi nhánh Hà Tĩnh.

KẾT LUẬN

Cho vay tiêu dùng là một hƣớng đi mới của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và là một trong những hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng của ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đang là xu hƣớng tất yếu của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng, có ý nghĩa rất quan trọng trong định hƣớng chiến lƣợc của ngân hàng thƣơng mại nói chung và NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín nói riêng. Là một trong những Chi nhánh còn non trẻ của Sacombank, trong nhiều năm qua Sacombank Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực tự hoàn thiện mình, làm tốt công tác truyền thông, tăng cƣờng tiếp cận, khai thác, chào bán các sản phẩm CVTD trên địa bàn hoạt động và thu thập thông tin khách hàng. Tuy nhiên với sự biến đổi không ngừng của môi trƣờng kinh tế, sự tác động của nguyên nhân chủ quan và khách quan khác đã làm cho hoạt động CVTD của Chi nhánh gặp nhiều hạn chế và tồn tại. Trƣớc những vấn đề đó đòi hỏi chi nhánh Hà Tĩnh phải nỗ lực hơn nữa và có những biện pháp hữu hiệu đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng tăng trƣởng cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Đề tài đã hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ sau:

Một là, hệ thống hóa trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện và chỉnh sửa cơ sở lý luận về khái niệm về Cho vay tiêu dùng, nhận thấy những vai trò của dịch vụ này và những nội dung cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay;

Hai là, hệ thống hóa những kinh nghiệm về cho vay tiêu dùng của một số chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực cho Sacombank chi nhánh Hà Tĩnh có thể vận dụng trong việc mở rộng CVTD của chính chi nhánh.

Ba là, dựa trên thực trạng hoạt động CVTD của Sacombank Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2015 trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế, tồn tại và đã rút ra đƣợc những nguyên nhân còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động CVTD của Sacombank Hà Tĩnh.

Bốn là, đề xuất các giải pháp cơ bản có tính khả thi trong thực tế liên quan các nội dung: sản phẩm cho vay tiêu dùng, công nghệ và trang thiết bị, quy trình cho vay, chính sách khách hàng, chính sách marketing, chất lƣợng cán bộ CVTD.

Năm là, đƣa ra những kiến nghị về cơ chế, chính sách, luật pháp…phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay đối với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nƣớc và với Sacombank HO, nhằm mở rộng CVTD hiện nay.

Hy vọng đề tài sẽ góp phần vào công tác CVTD của Sacombank Chi nhánh Hà Tĩnh đƣợc hiệu quả và mở rộng cả về lƣợng và chất, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và ổn định, củng cố vị trí là ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam.

Để hoàn thành đƣợc Luận văn này, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia, đã giúp đỡ trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học Cao học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm

ơn PGS.TS. Trang Thị Tuyết đã hƣớng dẫn khoa học tận tình cho tôi hoàn

thành công trình nghiên cứu này.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của Quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và toàn thể các bạn quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Chính phủ (2006), Nghị định về giao dịch bảo đảm số 163/2006/NĐ-CP. 2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh (2015), Báo cáo tình hình phát triển

kinh tế tỉnh Hà Tĩnh

3. Ngô Thiên Kim và Trần Thị Ngọc, (2011) “Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá

nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Sài Gòn - Thực trạng và giải pháp” Đề tài nghiên cứu khoa học, Cao đẳng kinh tế đối ngoại.

4. Philip Kotler (2001), Quản trị marketing, bản dịch, NXB Thống kê.

5. Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại –

Tập 2, Nhà xuất bản tài chính.

6. Nguyễn Thị Minh (2015), “ Cho vay tiêu dùng: Xu hướng tất yếu của các

ngân hàng thương mại”, Tạp chí tài chính, kỳ I tháng 7.

7. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (2016), Báo cáo tình hình hoạt động các ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 2012-2015

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2000), Công văn số 34/CN-NHNN ngày 7

tháng 1 năm 2000 của thống đốc NHNN về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác.

9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập

và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN

ngày 22 tháng 5 năm 2014 hợp nhất Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng .

11. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Văn bản hợp nhất 16/VBHN-NHNN

ngày 13 tháng 01 năm 2016 hợp nhất Thông tư Quy định về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại.

12. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài gòn thƣơng tín chi nhánh Hà Tĩnh,

Báo cáo kết quả kinh doanh 2013-2015

13. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài gòn thƣơng tín chi nhánh Hà Tĩnh (2014), Báo cáo thường niên năm 2014

14. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài gòn thƣơng tín, Bản tin nhà đầu tư. 15. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài gòn thƣơng tín, Các văn bản nội bộ. 16. Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê. 17. Trƣơng Thị Hà My (2012), “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại

ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Thừa Thiên”, Luận văn Thạc sĩ

Tài chính ngân hàng, Học viện hành chính quốc gia.

18. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12.

19. Nguyễn Ngọc Tài (2008) “Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại -

nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số

03/2008.

20. Trần Thị Thanh Tâm (2016), “Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu

dùng tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 2/2016

21. Thủ tƣớng chính phủ (2012), Quyết định số 1786/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

22. Bùi Thị Thủy (2014), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế”, Luận

23. Trần Xuân Thủy (2015), “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình”, Luận

văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Học viện hành chính quốc gia.

24. Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 25. Cao Hải Vân (2015), “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương

mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế”, Luận văn Thạc sĩ

Tài chính ngân hàng, Học viện hành chính quốc gia.

CÁC WEBSITE:

26. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: www.sbv.gov.vn

27. Ngân hàng TMCP Sài gòn thƣơng tín: www.sacombank.com.vn 28. Hiệp hội ngân hàng Việt nam: www.vnba.org.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các bƣớc trong quá trình phân tích tín dụng tiêu dùng

Xác định mục đích sử dụng khoản vay và số tiền vay

Thu thập thông tin: a. Cho vay tiêu dùng

b. Báo cáo tài chính cá nhân c. Thu nhập tính thuế

Kiểm tra và xác minh thông tin

Phân tích: a. Báo cáo tài chính b. Lƣu chuyển tiền mặt

Đánh giá tài sản bảo đảm (nếu cần thiết)

Đánh giá và cơ cấu khoản cho vay

Phụ lục 2: Phƣơng pháp hệ thống điểm số

Hệ thống điểm số là một tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quan đến từng khách hàng vay tiêu dùng. Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau tuỳ theo tình trạng của tiêu thức này và tầm quan trọng của nó trong hệ thống các tiêu thức, dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong lịch sử.

Trên thực tế, một hệ thống điểm số thƣờng có rất nhiều yếu tố, đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc nói trên. Thông thƣờng trong một hệ thống điểm số, có khoảng 7 đến 12 yếu tố khác nhau đƣợc xem xét bao gồm: thời gian làm công việc hiện tại; tình trạng gia đình (có gia đình, độc thân hay đã ly hôn); độ tuổi; hình thức lao động (có kỹ năng hay không); thời hạn cƣ trú; số lƣợng ngƣời sống phụ thuộc vào ngƣời vay; loại tài sản có tại ngân hàng...

Hệ thống điểm số ở một ngân hàng tại Mỹ

Các yếu tố Điểm số

1. Nghề nghiệp của người vay

Chuyên viên hoặc các nhà quản trị 10

Lao động có tay nghề 8

Nhân viên văn phòng 7

Sinh viên 5

Lao động không có tay nghề 4

Lao động bán thời gian 2

2. Tình trạng cư trú

Có nhà riêng 6

Có nhà thuê hoặc chung cƣ 4

Ở với ngƣời bạn thân hoặc bạn bè 2

3. Hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thường tín chi nhánh hà tĩnh (Trang 127 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)