Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh có ảnh hƣởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thường tín chi nhánh hà tĩnh (Trang 52 - 54)

hoạt động cho vay tiêu dùng.

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Về địa giới hành chính, tỉnh Hà Tĩnh có 01 thành phố loại 2, 02 thị xã và 10 huyện với 262 xã, phƣờng, thị trấn. Dân số của tỉnh theo thống kê năm 2015 là 1.280.782 ngƣời, trong đó 89% dân số sống ở khu vực nông thôn và 11% sống ở khu vực đô thị.

Về tình hình kinh tế, với lực lƣợng lao động dồi dào gần 1.3 triệu dân, Hà Tĩnh đủ khả năng cung ứng lao động trong hầu hết các lĩnh vực, từ những ngành sử dụng nhiều nhân công đến lao động kỹ thuật cao. Hà Tĩnh phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh nhƣ các ngành chế biến thuỷ hải sản, vật liệu xây dựng, luyện thép, nhiệt điện,…Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các khu công nghiệp nhƣ Vũng Áng, Cửa khẩu Cầu Treo, Hạ Vàng, Gia Lách và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhƣ Bắc Cẩm Xuyên, Thạch Quý, Bắc Cầu Cày, Đức Thọ….

Những năm qua Hà Tĩnh đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh với bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 14%, năm 2014 đạt 25,89% so với năm 2013. Tăng trƣởng GRDP năm 2015 đạt gần 17,5%, thu nhập bình quân đầu

ngƣời năm 2015 đạt trên 38,9 triệu đồng, năm 2016 tăng trƣởng GRDP ƣớc đạt 19.5%, GRDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt trên 46,6 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng là một trong hai tỉnh của Việt Nam đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý cho thuê Tập đoàn Monitor của Mỹ lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Giai đoạn 2016 - 2020 mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh: tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 21,1%. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) đạt 97,7 triệu đồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ với tỷ trọng công nghiệp chiếm 54,7% và dịch vụ chiếm 32,2%.

Xuất phát điểm là tỉnh nghèo, những năm gần đây nền kinh tế Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực, hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn vì thế cũng phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh, các ngân hàng tiếp tục công tác mở rộng mạng lƣới giao dịch để chiếm lĩnh thị phần. Tính từ thời điểm Sacombank chi nhánh Hà tĩnh thành lập, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tăng trƣởng khả quan: tổng nguồn vốn huy động năm 2014 trên địa bàn đạt 24,4 ngàn tỷ đồng, tăng 16.89 % so với cuối năm 2013, năm 2015 trên địa bàn đạt 31,3 ngàn tỷ đồng, tăng 28.32% so với năm 2014 đây là mức tăng ấn tƣợng, cao gấp 1,5 lần so với mức tăng trƣởng tín dụng chung của cả nƣớc; nợ xấu liên tục giảm, năm 2014 chỉ còn 362 tỷ đồng, chiếm 1.75% tổng dƣ nợ, năm 2015 nợ xấu tăng mạnh 1.042 tỷ đồng chiếm 3,3% tổng dƣ nợ.

Từ những tình hình nêu trên, có thể thấy tỉnh Hà Tĩnh có đầy đủ các tiềm năng phát triển cho vay tiêu dùng: dân số trẻ, đời sống kinh tế phát triển ổn định từng năm, tỉnh có chính sách thu hút và phát triển kinh tế đời sống xã hội, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập cho ngƣời lao động tăng lên kết hợp với yếu tố dân số trẻ tập trung nhiều ở khu vực thành thị sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm và tiêu dùng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thường tín chi nhánh hà tĩnh (Trang 52 - 54)