Quản lý nhà nước về công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 28 - 30)

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Ðiểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần. Từ khi xuất hiện, nhà nuớc điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Quản lý nhà nước về công chức cấp xã nhằm tạo ra một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức. Quản lý nhà nước về công chức cấp xã nhằm đạt được mục tiêu sau:

- Đáp ứng đòi hỏi về phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Quản lý nhà nước về công chức cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ công chức ở cơ sở đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước, để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

- Quản lý nhà nước về công chức cấp xã thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nhà nước, cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở.

- Bảo đảm việc thực thi công vụ đúng pháp luật nhà nước quy định.

- Xây dựng một môi trường làm việc có văn hóa, có hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp giữa từng công chức với nhau trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Nội dung của quản lý nhà nước về công chức cấp xã:

Nội dung quản lý công chức được quy định trong Luật cán bộ, công chức năm 2008. Đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công chức đáp ứng được nhiệm vụ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Theo quy định, việc quản lý công chức cấp xã bao gồm những nội dung cơ bản như sau: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức cấp xã; Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức; Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế. Ngoài các nội dung trên, việc quản lý công chức cấp xã còn bao gồm công tác tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương,...

Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã, trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền, tổ chức nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã; Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã; Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức ở địa phương; Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật; Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã; Lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.

Công tác quản lý nhà nước về công chức cấp xã phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, phù hợp với quy định của

pháp luật, đảm bảo sự ổn định trong bố trí, sử dụng công chức cấp xã, không ngừng nâng cao chất lượng của công chức cấp xã, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)