Tiêu chí đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 50)

1.2. Tổng quan về đánh giá công chức cấp xã

1.2.7. Tiêu chí đánh giá công chức

Đánh giá công chức hiện nay về cơ bản có 04 mức là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Ở mỗi mức phân loại có một cấp độ khác nhau và tiêu chí khác nhau, như:

- Tiêu chí phân loại đánh giácông chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và

pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí. Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất; có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, các tiêu chí quy định như công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, đồng thời phải đạt được các tiêu chí sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất; lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

- Tiêu chí phân loại đánh giácông chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có

tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí; hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (áp dụng đối với công chức Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự xã) đạt được tất cả các tiêu chí quy định đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và đồng thời có đủ các tiêu chí sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất; lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; có năng lực xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

- Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt các tiêu chí như: Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng thời có một trong các tiêu chí sau: Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm; thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ; tham mưu đề xuất giải quyết công việc chưa bảo đảm chất lượng chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải để cấp

trên xử lý lại; không có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Đối với công chức lãnh đạo, quản lý (áp dụng đối với công chức Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự xã) đạt các tiêu chí như: Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao và có một trong các tiêu chí sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm tiến độ; giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng quy định của pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục; công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bảo đảm chất lượng, hiệu quả; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

- Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất; không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ; thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ

theo chương trình, kế hoạch công tác năm; có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (áp dụng đối với công chức Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự xã) có một trong các tiêu chí quy định đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý phân loại đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, có thêm một trong các tiêu chí sau: Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

Trong đó, phẩm chất chính trị là tiêu chí được đặt lên hàng đầu, có tính chất quyết định năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ công chức cấp xã. Đây cũng chính là yêu cầu cơ bản nhất đối với người công chức.Phẩm chất chính trị đối với người công chức cấp xã được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức thực hiện sát hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Người công chức cấp xã có phẩm chất chính trị tốt là người tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bà con nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Là người luôn luôn trăn trở băn khoăn và tìm cách tháo gỡ những khó khăn ở cơ sở, từng bước nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Người có phẩm chất chính trị tốt là người một lòng phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân.

Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Đạo đức công vụ là đạo đức của người công chức, phản ánh quan hệ giữa công chức với công dân, tổ chức, đồng nghiệp trong hoạt động công vụ. Nó được xã hội đánh giá về hành vi thái độ, cách ứng xử của công chức khi thi hành công vụ. Đạo đức công chức rất quan trọng đối với đội ngũ công chức cấp xã, nó là cái “gốc” của người công chức. Người công chức phải có đầy đủ đạo đức cách mạng thì mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, phục vụ Đảng Nếu thiếu hoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt công việc được giao và nó là nguyên nhân của tệ nạn quan liêu, tham nhũng tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ. Đạo đức của người công chức khi thi hành công vụ rất khó xác định bằng những tiêu chí cụ thể. Dư luận xã hội đánh giá các biểu hiện đạo đức của công chức qua sự tán thành hay không tán thành, ca ngợi hay phê phán hoạt động của người công chức. Sự tán thành hay phê phán đó luôn gắn với mục tiêu xã hội, lợi ích của toàn dân và tính nhân văn. Tuy nhiên, sự đánh giá cụ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố chi phối hành vi trong công vụ như: hành vi đó có đúng pháp luật hay không? Hiệu quả cao không? Thể hiện thái độ ứng xử đúng mực không? Hành vi đó “có lý và có tình” không?... Như vậy người công chức cấp xã có đạo đức tốt thì phải luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, không vụ lợi, nói đi đôi với làm, làm nhiều hơn nói - đó là

tiêu chí đánh giá đạo đức của người công chức; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, khiêm tốn, giản dị, trung thực, không cơ hội, có nếp sống văn minh, nêu gương cho quần chúng.

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức cấp xã được xác định trên cơ sở khung năng lực như: trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng, chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập; kiến thức quản lý nhà nước theo yêu cầu của ngạch công chức.Ngoài những yêu cầu về trình độ nói trên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đội ngũ công chức cấp xã phải có thêm một số kiến thức nhất định trong một số lĩnh vực như: tin học, ngoại ngữ, kiến thức quản lý kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, ...

Tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thể hiện ở việc công chức cấp xã có khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm vào thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở. Kỹ năng quản lý Nhà nước bao gồm: kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cấp xã; kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi hành và áp dụng pháp luật trong quản lý Nhà nước; kỹ năng lập và quản lý thực hiện dự án cấp xã; kỹ năng tổ chức kiểm tra hành chính, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cấp xã; kỹ năng phát hiện, xử lý tình huống phát sinh trên địa bàn cấp xã; kỹ năng soạn thảo văn bản ở cấp xã, kỹ năng nghiệp vụ văn phòng và thống kê cấp xã; kỹ năng phối hợp và chỉ đạo trưởng thôn, bản trong việc thực hiện một số nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý Nhà nước ở cấp xã. Nếu kỹ năng quản lý Nhà nước trong đội ngũ công chức cấp xã không tốt thì giải quyết công việc mất rất nhiều thời gian và hiệu quả quản lý Nhà nước thấp; nếu kỹ năng quản lý Nhà nước của đội ngũ công chức cấp xã tốt, thì họ sẽ giải quyết

công việc nhanh chóng và hiệu quả quản lý Nhà nước sẽ cao.

Kỹ năng về ứng xử và giao tiếp: Đội ngũ công chức cấp xã phần lớn thời gian làm việc giành cho giao tiếp như: Hội họp bàn bạc công việc tiếp xúc với cấp trên, gặp gỡ giải quyết công việc, tiếp dân, đối thoại với nhân dân... Chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của họ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực được giao tiếp này. Qua giao tiếp mà các mối quan hệ xã hội cũng như năng lực, phong cách công tác của họ được hoàn thành, hoàn thiện, kỹ năng được bộc lộ, năng lực giao tiếp có cơ hội phát triển. Đây là kỹ năng giúp cho người công chức cấp xã nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị, nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Khả năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt về kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của người công chức, cư xử nhã nhặn, lịch sự, tế nhị, khiêm tốn với nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng trong khi giải quyết công việc, nhất là trong khi xử lý tình huống phức tạp, tế nhị thường gặp khi người công chức cấp xã thực thi nhiệm vụ.

Kỹ năng thuyết phục: kỹ năng thuyết phục đóng vai trò rất quan trọng vì chúng quyết định lớn đến sự thành bại của mỗi người, là yếu tố then chốt quyết định công việc của bạn có thành công hay không. Vì vậy, kỹ năng thuyết phục rất quan trọng đối với đội ngũ công chức cấp xã là yếu tố cần thiết nó giúp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)