Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 110 - 112)

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá công chức cấp xã

3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá công chức

Phương pháp đánh giá là một công cụ đảm bảo cho công tác đánh giá thành công hay không. Do đó, phải có được những phương pháp đánh giá phù hợp. Nên sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá với nhau cho một lần đánh giá nhằm đạt được hiệu quả của công tác đánh giá. Việc xây dựng một hệ thống đánh giá công chức thích đáng là một vấn đề được nhiều quan tâm trong quá trình cải cách hành chính hiện nay. Các phương pháp, quy chế đánh giá công chức hiện nay còn nhiều bất cập, bộc lộ nhiều nhược điểm, không thích ứng

được nhu cầu của công tác quản trị nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng, đặc biệt chưa có tác dụng thúc đẩy công chức trong thực thi nhiệm vụ.

Vì vậy, cần sử dụng các phương pháp đánh giá công chức sao cho áp dụng đúng, hiệu quả và phù hợp trong từng địa phương. Đặc biệt chúng ta cần lưu ý đến phương pháp phân tích định lượng, đánh giá theo kết quả. Cần nhanh chóng xây dựng hệ thống phương pháp đánh giá mới phù hợp với đặc thù địa phương để thay thế cho phương pháp đánh giá theo nhận xét vốn có nhiều nhược điểm, bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan, tư duy của người đánh giá trong thời gian qua, sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau cho các nhóm vị trí việc làm khác nhau. Các phương pháp có thể đưa vào đánh giá gồm: Phương pháp phân tích định lượng (phương pháp đánh giá cho điểm), phương pháp đánh giá mô tả…

Một số vị trí việc làm nhất định có thể sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá trong nội bộ và đánh giá từ bên ngoài, ví dụ như vị trí việc làm nào có liên quan trực tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ công, có sự giao tiếp giữa công chức với nhân dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cần có ý kiến đánh giá từ các nhóm đối tượng khách hàng, người dân, người hưởng thụ dịch vụ do công chức đó trực tiếp giao dịch.

Cần hoàn thiện và sử dụng phương pháp đánh giá qua gặp gỡ, trao đổi với đồng nghiệp, lấy ý kiến của nhân dân trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ để nhằm thu hút sự tham gia tích cực của nhân dân vào công tác đánh giá công chức. Điều này có ý nghĩa là vừa thực hiện được quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị, vừa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời có được những ý kiến đóng góp về xây dựng được đội ngũ công chức có chất lượng cao và cũng mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác đánh giá công chức.

Việc trực tiếp gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá kết quả công việc hàng năm làm tăng giá trị của công tác đánh giá công chức, đặc biệt tạo

điều kiện cho người được đánh giá tham gia tích cực vào quy trình đánh giá, có trách nhiệm hơn trong kết quả đánh giá của mình. Do đặc thù của UBND cấp xã không có bộ phận chuyên trách về công tác nhân sự, Văn phòng UBND xã giúp Chủ tịch UBND xã chuẩn bị các nội dung như:

- Thông tin cho công chức về các mục tiêu chung của cơ quan hoặc đơn vị; - Lập lịch cho các cuộc gặp gỡ;

- Cung cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã những tài liệu cần thiết như các câu hỏi cho cuộc gặp gỡ, bảng tổng hợp hỗ trợ cuộc gặp gỡ;

- Thông báo cho toàn thể công chức có liên quan về biện pháp thực hiện, mục đích, thể thức thực hiện;

- Tổng hợp, xử lý kết quả.

Việc lấy ý kiến đánh giá của công dân thì có thể áp dụng hình thức đường dây nóng hoặc các hòm thư góp ý. Đối với các công chức làm việc ở bộ phận một cửa thì có thể thực hiện đánh giá công chức theo định kỳ. Định kỳ theo tháng, quý, tại bộ phận này sẽ có những phiếu đánh giá với những tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn để các công dân đến làm việc thì dễ dàng đánh giá công chức ngay tại đó. Hình thức đánh dấu phiếu trưng cầu ý kiến cũng nên được thực hiện thường xuyên, để nhân dân và các công chức có được mối quan hệ gần gũi hơn.

Xây dựng cơ chế thu thập kênh thông tin phản hồi về quá trình thực hiện công việc của công chức từ đồng nghiệp, khách hàng, nhân dân và địa phương nơi công chức đang cư trú để có những thông tin khách quan về công chức, phục vụ cho công tác đánh giá công chức được toàn diện, chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)