Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 61)

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnh

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Quảng Ninh là một trong những huyện có tốc độ phát triển tương đối khá so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Bình. Trong năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng: 4,01%; giá trị các ngành dịch vụ: tăng 9,2%; Tổng sản lượng lương thực: 49.234 tấn; Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 116,33 tỷ đồng ; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0%; Duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở 15/15 xã, thị trấn; Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia: 33/55 trường đạt 60%; Tỷ lệ hộ nông thôn dùng nước hợp vệ sinh: trên 87%; Có 05/14 xã hoàn thành các tiêu chí về Xây dựng nông thôn mới; Tỷ lệ che phủ rừng: 71%; tỷ lệ sinh con thứ 3: giảm 0,54%; thu nhập bình quân đầu người 30 triệu đồng/người/năm [50, tr.01].

Các ngành dịch vụ du lịch đang có những bước phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề truyền thống nông thôn. Trong nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết đầu tư chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 01 thị trấn, 02 xã miền núi, 01 xã bãi ngang ven biển, 02 xã cồn bãi và 09 xã vùng đồng bằng trung du. Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tạo được nhiều chuyển biến mới. Năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể được phát huy, dân chủ xã hội được mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được tăng cường, đồng thuận xã hội ngày càng cao. Quốc phòng - An ninh và đối ngoại tiếp tục được cũng cố. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế được quan tâm đúng mực. Các hoạt động đối ngoại, nhất là hoạt động trao đổi, hợp tác với huyện BulaPha, Khăm Muộn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) được đẩy mạnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.

Bên cạnh những thuận lợi, huyện Quảng Ninh gặp không ít khó khăn. Là một huyện chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí chưa cao. Một bộ phận lớn người dân còn có những nếp sống, tập quán, sinh hoạt mang đậm tính nông thôn làng xã. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chậm phát triển. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh thương mại phát triển nhỏ lẻ. Hạ tầng cơ sở còn thiếu. Công tác quản lý xã hội có mặt còn hạn chế. Sức ép về cơ sở hạ tầng cũng như các vấn đề phục vụ dân sinh, lao động việc làm kể cả các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng lớn. Việc đổi mới cơ chế quản lý đáp ứng đòi hỏi yêu cầu CNH - HĐH nông thôn còn bất cập. Nhiều yêu cầu đặt ra song cách nghĩ, cách làm nhìn chung chưa bắt kịp. Hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền cơ sở và sự phối hợp để tạo ra sức mạnh đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể còn hạn chế. Công tác cải cách hành chính có mặt chưa được chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)