2.3 Thực trạng công tác đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
2.3.1. Quy trình đánh giá công chức hàng năm
Quy trình đánh giá là một chuỗi liên tiếp các hoạt động có liên hệ mật thiết, hữu cơ, khoa học với nhau nhằm tạo ra kết quả đánh giá trung thực, khách quan, khoa học. Không có một quy trình đánh giá chung làm mẫu cho tất cả các hoạt động đánh giá tại tất cả các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá cán công chức có một quy trình đánh giá chung được ghi nhận trong quy định đánh giá cán bộ, công chức (được ban hành kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP).
Quy trình đánh giá công chức định kỳ hàng năm có thể được sơ đồ hoá như sau:
Chú giải sơ đồ trên, quy trình đánh giá CC định kỳ hàng năm có các bước như sau: Công chức phải thực hiện việc tự phê bình trước đơn vị; công chức trong đơn vị góp ý kiến; thủ trưởng trực tiếp quản lý đánh giá dựa trên kết quả hoạt động của đơn vị và của công chức; thủ trưởng cấp trên quản lý đánh giá dựa trên kết quả hoạt động của đơn vị và của công chức.
Quy trình đánh giá công chức hàng năm ở UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh đang được thực hiện theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về công chức xã, phường, thị trấn như sau:
* Bước thứ nhất: Công chức tự nhận xét (bằng văn bản) để đánh giá về kết quả công tác trong năm qua về các mặt:
- Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước;
- Kết quả công tác (số lượng công việc hoàn thành trong năm);
- Tinh thần kỷ luật (ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy ở cơ quan);
- Tinh thần phối hợp trong công tác (Phối hợp công tác với các đơn vị liên quan và đồng nghiệp);
- Tính trung thực trong công tác (Trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong báo cáo);
Công chức tự đánh giá Tập thể góp ý kiến Thủ trưởng quản lý trực tiếp xếp loại Thủ trưởng quản lý cấp trên xếp loại
- Lối sống, đạo đức;
- Tinh thần học tập nâng cao trình độ; - Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
* Bước thứ hai: Tập thể nơi công chức làm việc tham gia vào bản tự nhận xét và ghi phiếu phân loại công chức.
* Bước thứ ba: Chủ tịch UBND xã trực tiếp đánh giá công chức theo từng nội dung quy định và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại công chức theo 4 mức phân loại:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; - Không hoàn thành nhiệm vụ.
* Bước thứ 4: Chủ tịch UBND cấp xã thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức của đơn vị.
Công chức có quyền trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến của mình những nội dung không nhất trí về đánh giá đối với bản thân mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
* Bước thứ 5: Đây là bước cuối cùng của quy trình đánh giá công chức. Ý kiến đánh giá công chức được gửi đến bộ phận quản lý nhân sự (Phòng Nội vụ huyện) để lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức và tổng hợp đánh giá, bao gồm:
- Phiếu đánh giá, phân loại công chức;
- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại công chức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; Biên bản họp cơ quan; hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức (nếu có).
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: - Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
- Tập thể Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, Ban Công an xã và công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo ý kiến góp ý bằng văn bản của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện (đối với Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã), Trưởng Công an huyện (đối với Trưởng Công an xã).
Trên đây là quy trình đánh giá công chức cấp xã định kỳ hàng năm. Những hình thức đánh giá công chức khác không theo tuần tự từng bước như quy trình trên. Nhưng hình thức đánh giá công chức và đánh giá để đề bạt cũng có những nét tương tự với công tác đánh giá công chức định kỳ hàng năm.
Tuy nhiên, khi triển khai áp dụng Nghị định số 56/2015/NĐ-CP vào trong công tác đánh giá phân loại công chức thấy được những bất cập, nhất là ở việc lấy ý kiến đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP quy định, khi họp xét, phân loại CBCC, viên chức lãnh đạo, quản lý phải có ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng cùng cấp. Thế nhưng để thực hiện quy trình này gặp vướng mắc vì một cá nhân cùng lúc thực hiện 02 lần báo cáo kết quả công tác trong năm với hai tổ chức khác nhau vào cùng thời điểm tháng 12 hàng năm; đồng thời một công chức phải đánh giá nhiều nơi. Ví dụ: Trưởng Công an xã - là thành viên UBND xã, Đảng ủy viên, diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thì phải đánh giá cả ở Ủy ban nhân dân xã, phân loại đảng viên của chi bộ, đánh giá tại Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy, đồng thời phải lấy ý kiến của Công an huyện để báo cáo cho Ban Thường vụ Huyện ủy, như thế vừa chồng chéo, vừa mất thời gian.
Việc thực hiện đánh giá, phân loại công chức mỗi năm một lần vào tháng 12 bộc lộ những hạn chế. Công chức chỉ được đánh giá một lần vào cuối năm thì dễ dẫn đến xu hướng thiên về các nội dung công chức đó thực hiện trong khoảng
thời gian gần với thời điểm đánh giá, những gì diễn ra trước thời điểm đó càng xa, càng khó được nhận diện, đánh giá đầy đủ dẫn đến kết quả đánh giá không thể hiện chính xác, toàn diện.
Quy định về tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo Điểm h, Khoản 1, Điều 18 thì phải: Có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận... cho thấy có nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tế của cấp xã.
Quy định các mức độ hoàn thành 100% công việc, từ 70% đến dưới 100% công việc, dưới 70% công việc là cơ sở để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở các mức độ hoàn thành nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, công chức có năng lực làm việc thường được giao nhiều việc hơn, tính chất công việc phức tạp hơn; những người năng lực làm việc hạn chế nên thường được giao ít việc, việc có tính chất đơn giản. Do vậy, nếu áp dụng các tiêu chí trên để đánh giá mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt tiến độ là cào bằng, chưa chính xác.
Nghị định 56/2015/NĐ-CP đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, phân loại công chức. Các ý kiến góp ý của tập thể, cấp ủy đảng, công đoàn,… chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế, quyền quyết định đánh giá và phân loại của cấp dưới sẽ phải do chính người đứng đầu (cụ thể ở cấp xã là Chủ tịch UBND cấp xã) quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định đánh giá, phân loại của mình. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định về hình thức, chế tài xử lý đối với người đứng đầu khi việc đánh giá không chính xác, tiêu cực, thiếu khách quan dẫn đến tình trạng công tác đánh giá hiện nay còn hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu.
Để khắc phục một số vướng mắc, khó khăn nêu trên thiết nghĩ phải điều chỉnh, sửa đổi tiêu chí đánh giá phân loại CBCC; trên cơ sở Nghị định số
56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP, Bộ Nội vụ nên ban hành thông tư hướng dẫn với bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, định lượng hơn trong việc đánh giá cũng như phương pháp đánh giá đảm bảo công tác phân loại, đánh giá CBCC được thuận tiện và chính xác hơn. Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền cũng cần nghiên cứu kết hợp việc thực hiện quy trình đánh giá CBCC và đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm (đối với CBCC là đảng viên) để tiết kiệm thời gian đánh giá.