Quan điểm đánh giá công chức được thực hiện dựa trên sự lãnh đạo thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 102 - 103)

đạo thống nhất của Đảng

Hiến pháp 2013, Điều 4 đã khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Hiệu quả hoạt động của nền hành chính sẽ phản ánh chất lượng và uy tín lãnh đạo của Đảng, CBCC luôn được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Nếu có một đội ngũ công chức chất lượng cao về chuyên môn và đạo đức tốt thì hiệu quả hoạt động của nền hành chính cao, củng cố được lòng tin của dân vào Nhà nước. Ngược lại, một đội ngũ công chức chuyên môn kém, sách nhiễu nhân dân gây ra tình hình mất ổn định xã hội, mất lòng tin của nhân dân…Tất nhiên điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín lãnh đạo của Đảng.

Đánh giá là một khâu quan trọng trong công tác quản lý CBCC, là một hoạt động công vụ thường xuyên và cần thiết. Hiệu quả của hoạt động đánh giá có tác động ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đánh giá công chức không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, không thể nằm ngoài hoặc khác biệt với những chủ trương, chính sách của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ:

“Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đề ra đường lối chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước, nắm vững tổ chức và cán bộ”.

Cần thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng về CBCC để quản lý, đánh giá công chức bằng pháp luật, theo pháp luật của nhà nước. Đảng phải có chính sách, cơ chế hợp lý về công tác xây dựng đội ngũ CBCC. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể chế hoá những cơ chế, chính sách đó của Đảng thành những văn bản pháp luật có tính chất pháp lý, làm cơ sở cho công tác quản lý, đánh giá công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC cấp xã tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)