2.3 Thực trạng công tác đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
2.3.6. Sử dụng kết quả
Mục đích của việc đánh giá công chức đã nhằm làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức. Việc đánh giá đối với công chức sau một năm công tác cũng là cơ sở cho việc khen thưởng – kỷ luật, điều chỉnh sử dụng hợp lý công chức. Đánh giá công chức còn là cơ sở để thực hiện chính sách tinh giản biên chế nhằm làm tinh gọn bộ máy, đưa ra khỏi bộ máy những người không làm được việc, phát huy năng lực, sở trường của công chức, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ. Có đánh giá đúng thì mới bố trí và sử dụng công chức “đúng người đúng việc”, khen thưởng người có công trạng, thành tích cũng như xử lý kỷ luật người vi phạm kịp thời.
Trên thực tế, mục đích của đánh giá công chức đã được xác định cụ thể do đó kết quả đánh giá đã được sử dụng trong việc quản lý công chức tại cơ quan đơn vị như: Kết quả đánh giá được lấy làm căn cứ để xét nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn đối với công chức; là căn cứ để xác định công chức có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao hay không trên cơ sở đó, người quản lý phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng thực tế của công chức; giúp xác định điểm mạnh, yếu của công chứcđể phân công công việc phù
hợp với năng lực, sở trường; khen thưởng hoặc kỷ luật đối với công chức và kết quả đánh giá được lấy làm căn cứ để bố trí công tác, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc luân chuyển đối với công chức.
Hiện nay kết quả đánh giá vẫn dựa trên phương pháp “nhận xét” nên người quản lý còn áp dụng thêm phương pháp đánh giá thông qua việc thu thập, tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu người quản lý là người có khả năng “xử lý” thông tin tốt sẽ cho ra kết quả đánh giá tốt và ngược lại.
2.4. Nhận xét về công tác đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình