Khái niệm cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

Xuất phát từ yêu cầu cải cách TTHC theo hướng tinh gọn Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc hình thành cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC cho người dân nhằm thay thế cho

cơ chế nhiều cửa trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức cũng như giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

Hiện nay, đã có 03 khái niệm khác nhau về cơ chế một cửa trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước (Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, Quyết định 93/2007/QĐ-TTg, Quyết định 09/2015/QĐ-TTg) trong phạm vi của Luận văn tác giả sử dụng khái niệm một cửa và một cửa liên thông tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 09/2015/QĐ-TTG với nội dung:

“ Cơ chế một cửa là cách thức giải quết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận TN&TKQ của cơ quan hành chính nhà nước”.

Với cơ chế một cửa TTHC được giải quyết tại một cơ quan hành chính riêng lẻ, trên thực tế có nhiều loại TTHC có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đòi hỏi giảm thời gian đi lại nhiều lần của công dân, cơ chế một cửa liên thông ra đời đặt ra yêu cầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với nhau trong trình, xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này đến cơ quan khác mà chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một đầu mối.

Theo khoản 2, Điều 1, Quyết định 09/2015/QĐ-TTg thì “Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận TN&TKQ của một cơ quan hành chính nhà nước”.

Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tạo điều kiện củng cố sự chặt chẽ trong việc kiểm soát quá trình giải quyết công việc và chất lượng của sản phẩm đầu ra cho người dân thông qua một đầu mối, hạn chế đến mức thấp nhất sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)