Nghĩa thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. nghĩa thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa

một cửa liên thông.

Cơ chế một cửa liên thông là giải pháp hữu hiệu thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng nền hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính để giải quyết công việc.

Với nhu cầu giải quyết nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng thì việc ra đời của cơ chế một cửa liên thông đã phần nào đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dân. Đồng thời với việc thực hiện cơ chế này đã tạo ra cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ, tạo ra sự đồng bộ trong việc áp dụng chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước. Có thể thấy rằng cơ chế một cửa liên thông là bước phát triển tất yếu của cơ chế một cửa, tạo ra sự chủ động của cơ quan nhà nước khi cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân.

Trước đây nước ta cũng tiến hành cải cách TTHC theo mô hình “một cửa, một dấu” tuy nhiên so với mô hình “một cửa, một cửa liên thông” hiện nay thể hiện nhiều ưu việt hơn so với mô hình trước.

Thứ nhất, mang lại sự thuận tiện cho người dân:

Sau hơn 10 năm thực hiện, từ năm 2007 đến nay, cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính, tạo bước chuyển căn bản về việc đơn giản và minh bạch hoá trong mối quan hệ giữa cơ quan HCNN với tổ chức và công dân.

Cơ chế này góp phần khắc phục được các TTHC rườm rà, chồng chéo. Khi chưa thực hiện cơ chế này không những mỗi cơ quan hành chính tự đặt ra thủ tục của mình mà mỗi phòng, ban chuyên môn trong đó cũng ý đề ra những quy định thủ tục riêng gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân. Với có chế này người dân không phải đi lại nhiều lần, qua nhiều phòng, ban chuyên môn, TTHC được quy định đơn

giản, thời gian giải quyết các thủ tục được quy định và rút ngắn đi rất nhiều, giúpp cho tổ chức, công dân tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đi lại trong giải quyết hồ sơ hành chính.

Thứ hai, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước:

Xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và CBCC bao gồm:

Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 11 Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ khi xem xét hồ sơ của cá nhân, tổ chức:

• Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

• Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.

Hiện đại hóa một bước công sở hành chính: Thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của cơ quan hành chính các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của Chính phủ.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức: Thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của CBCC; kỹ năng nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC được nâng cao nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bước đầu tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền:

Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiện của CBCC đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc.

Sự công khai hóa mọi thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính nhà nước.

Thứ ba, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức:

Một điểm mới đáng ghi nhận là Quy chế dành riêng một chương để quy định về các điều kiện khen thưởng và kỷ luật đối với CBCC khi thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, cá nhân nào hoàn thành tốt các nhiệm vụ sẽ được xem xét khen thưởng hàng năm theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và là nguồn cán bộ được quy hoạch được xem xét bổ nhiệm của cơ quan.

Ngược lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc cản trở việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” thì được coi là không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 14).

Hiệu quả của việc giải quyết hồ sơ theo cơ chế này đã làm cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận tiện cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)