7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc giải quyết thủ tục hành chính
chính theo cơ chế một cửa liên thông.
- Đánh giá thông qua chất lượng giải quyết thủ tục hành chính
Giải quyết công việc nhanh: Việc tiếp nhận hồ sơ được tổ chức tại Bộ phận TN&TKQ của Ủy ban nhân dân, đặc biệt là việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận này tại Ủy ban nhân dân các phường xã (trường hợp liên thông giữa Ủy ban nhân dân Quận với Ủy ban nhân dân phường) đã giảm bớt sự đi lại của nhân dân, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao.
Thủ tục hành chính đơn giản: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật được coi là nguyên tắc hàng đầu trong việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”. Ngoài ra, phải công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức; nhiều loại thủ tục đã kiên quyết được loại bỏ.
- Đánh giá thông qua mức độ hài lòng của người dân
Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiện của CBCC đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc.
Sự công khai hóa mọi thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính nhà nước.
- Đánh giá thông qua vai trò của nó đối với cơ quan nhà nước.
Việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:
Đối với tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước: Sắp xếp tổ chức bộ máy của Ủy ban theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu quả bằng việc xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và của từng CBCC .
Đổi mới phương thức hoạt động của các phòng ban: Mối quan hệ giữa các phòng ban trong giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng thắt chặt. Việc tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả tại Bộ phận TN&TKQ đã ngăn chặn tình trạng sách nhiễu nhân dân như trước đây. Mặt khác, giúp các phòng ban có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn nghiệp vụ.