Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót

Những hạn chế và bất cập nói trên còn tồn tại là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Có thể nhận thấy những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, những quy định hướng dẫn về thực hiện cơ chế một cửa liên thông còn quá chung chung, chưa gần với đặc thù của từng cấp hành chính chưa thống nhất và chậm được ban hành.

Một số quy định hiện hành về thủ tục hành chính vẫn còn chồng chéo, bất cập; cơ chế một cửa liên thông tuy đã được triển khai thực hiện, song vẫn còn có nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tế nhưng chưa có giải pháp đồng bộ để xử lý; nhu cầu giao dịch về hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân rất lớn, nhất là trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, trong khi đội ngũ CBCC được phân công thụ lý, giải quyết còn ít, dẫn đến quá tải, v.v. Hơn nữa các quy định thường xuyên thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất, tư pháp, hộ tịch nhưng chậm có văn bản hướng dẫn.

Việc quy định cơ chế một cửa liên thông mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên nguyên tắc hoạt động, quy trình hoạt động chung của Bộ phận TN&TKQ nói chung của các cấp hành chính.

Chưa quy định cụ thể biện pháp chế tài áp dụng đối với việc thực hiện không đúng nguyên tắc của cơ chế nên khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện cơ chế này tại cấp phường. Như việc giải quyết hồ sơ đất đai bị chậm trễ nhiều, xuất phát từ nguyên nhân chính là sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn. Từ khi Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai có hiệu lực, Văn phòng Đăng ký đất đai không còn trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường nữa mà được chuyển hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố. Trong khi đó, vẫn chưa phân định rõ đâu là thủ tục giải quyết của Văn phòng Đăng ký đất đai, đâu là thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND quận. Trên thực tế, phần lớn các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai hiện nay của Phòng Tài nguyên và Môi trường đều hực hiện theo cơ chế một cửa liên thông với Văn phòng đăng ký đất đai theo quy trình cũ nhưng áp dụng những quy định mới do chưa có hướng dẫn của Thành phố để thực hiện. Hồ sơ liên thông khi chuyển qua Văn phòng đăng ký đất đai thì phải chuyển lên thành phố, mất nhiều thời gian và đây chính là nguyên nhân làm cho hồ sơ trễ hạn nhiều.

Thứ hai, việc ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính trong thực hiện liên thông còn hạn chế

Việc ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính trong thực hiện liên thông được quy định tại điểm c mục 2 Điều7 Quyết định số 09/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về Hoạt động của bộ phận TN&TKQ theo cơ chế một cửa liên thông như sau: “Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan phối hợp bằng văn bản, cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời trong thời gian quy định’’. Chính việc quỵ định chung chung như vậy trong trường hợp CBCC có tinh thần trách nhiệm chưa cao khi thực hiện nhiệm vụ thì cũng khó để truy cứu trách nhiệm, từ đó dẫn tới không đảm bảo thói gian trả kết quả cho công dân theo quy định.

Sự phối hợp giải quyết hồ sơ hành chính cho dân giữa bộ phận TN&TKQ với các cơ quan chuyên môn có liên quan còn thiếu chặt chẽ, chưa bám sát Đề án đã

được phê duyệt, chưa đầy đủ trách nhiệm theo thẩm quyền đã được phân công, phân cấp.

Thứ ba, kinh phí đầu tư cho bộ phận TN&TKQ còn hạn chế.

Việc xin kinh phí cho việc nâng cấp trang thiết bị phục vụ công việc cho các phòng ban, các bộ phận còn gặp nhiều khó khăn. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin chưa được triển khai rộng khắp.

Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ, trang thiết bị máy móc cho phục vụ giải quyết và quản lý các loại hồ sơ còn ít và thiếu chưa đáp ứng phục vụ cho việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông điện tử.

Thứ tư, chế độ chính sách đối với CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ chưa thỏa đáng

Chế độ, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng nên chưa kịp thời khuyến khích, động viên CBCC có trách nhiệm và nhiệt tình hơn đối với việc: hệ số lương Đại học vào công chức nhà nước 2.34 với mức lương này thì không thể đáp ứng được nhu cầu sống của đội ngũ CBCC ở thành phố Hồ Chí Minh, nên tình thần làm việc hiệu quả không cao. Bên cạnh đó việc đánh giá chất lượng cán bộ chưa thực sự tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của công việc tại bộ phận TN&TKQ hành chính.

Lãnh đạo chưa đánh giá đúng và đánh giá khách quan về năng lực làm việc của công chức tại UBND quận, và việc đánh giá chưa thỏa đáng, chưa có tác dụng khuyến khích cho công chức nên họ không muốn công hiến và phấn đấu. Điều này đòi hỏi đảng nhà nước phải có chính sách đãi ngộ về tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ công chức để tiền lương đủ nuôi sống bản thân gia đình, để họ yên tâm làm việc, cống hiến nhằm góp phần thực hiện cơ chế một cửa liên thông tốt hơn.

Một số CBCC thiếu ý thức phấn đấu, rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, chưa hoàn thành trách nhiệm được giao, vẫn còn tư tưởng “ban ơn”khi giải quyết các công việc cho dân, cá biệt có trường hợp lợi dụng nhiệm vụ giải quyết công việc cho dân để trục lợi, làm cho nhân dân không đồng tình và ảnh hưởng đến ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế một cửa.

Thứ năm, công tác chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính nói chung

Nhận thức của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương về chủ trương cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông còn thiếu toàn diện, nên chưa thường xuyên quan tâm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; hoặc bố trí CBCC làm công tác giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất.

Cơ chế “một cửa liên thông” ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, thường xuyên. Lãnh đạo của Ủy ban nhân dân một số quận chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính. Từ đó thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.

Thứ sáu, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh:

Hệ thống pháp luật nước ta chưa hoàn thiện, thủ tục hành chính vẫn còn chồng chéo, bất cập; còn nhiều kẽ hở, ban hành thiếu đồng bộ chưa tính đồng nhất. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật ra sau, chồng chéo lẫn nhau; trong khi nhiều luật mới có sự bổ sung, điều chỉnh đã được ban hành và có hiệu lực. Từ đó làm cho quá trình triển khai thực hiện khi giải quyết thủ tục hành chính bị lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Chưa phát huy hết hiệu quả của việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Việc mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng không được chú trọng, việc xây dựng các quy trình giải quyết công việc mới khi có thủ tục hành chính mới ban hành thường bị bỏ ngỏ.Việc xây dựng chất lượng hàng năm mang nặng tính hính thức còn việc thực hiện để đạt được thường ít được chú trọng.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, qua việc đánh giá thực trạng cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận Tân Bình từ 2011 đến nay có thể khẳng định rằng, việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đã đem lại những kết quả tích cực đối với nền hành chính. Việc giải quyết thủ tục hành chính được giải quyết kịp thời, giảm bớt phiền hà cho công dân, tổ chức tăng cường lòng tin của nhân dân đối với cấp chính quyền. Số lượng hồ sơ tiếp nhận nhiều hơn, thời gian trả kết quả được thực hiện theo hướng tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hẹn và giảm tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn, thái độ của công chức thực thi nhiệm vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong chương này luận văn đi vào phân tích thực trạng về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận Tân Bình.

Chương 2 thể hiện một số nội dung chính sau:

Một là, trình bày khái quát về việc triển khai thực hiện (thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, xây dựng bộ máy thực hiện) và kết quả đạt được tại UBND quận Tân Bình.

Hai là từ thực trạng phân tích những kết quả đạt được từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và xác định nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. Chính vì những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông nên việc đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới cơ chế này theo hướng ngày càng đem lại nhiều hiệu quả đồng thời khắc phục được những tồn tại, hạn chế là vấn đề cần thiết phải thực hiện.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông.

Cải cách hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được coi là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công tiến trình đổi mới, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Cơ chế một cửa liên thông là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước, do đó cần phải tiếp tục triển khai mở rộng để đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình cải cách. Để nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa liên thông, cần sự ủng bộ mạnh mẽ không chỉ từ phía Chính phủ với hệ thống chủ trương, chính sách cải cách đồng bộ và thống nhất mà còn cần sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền. Như vậy, việc tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của cơ chế một cửa liên thông cho CBCC và công dân, cũng như tạo nên sự đồng thuận giữa các cấp chính quyền là điều quan trọng giúp cơ chế một cửa liên thông thực sự đi vào đời sống.

Thực hiện chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND quận Tân Bình đã chủ động ban hành kế hoạch cải cách hành chính của UBND quận Tân Bình giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đối với giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020 UBND quận Tân Bình nhấn mạnh “Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng mô hình chính quyền đô thị; xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng tinh

gọn; xây dựng đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực, có phẩm chất, làm việc tận tâm, trong sạch”.

- Tập trung thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông kết hợp duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 nhằm giảm chi phí và thời gian của người dân, doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính Nhà nước cấp quận, phường; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực liên quan đến đời sống của nhân dân.

- Thực hiện công khai, minh bạch các quy định của Nhà nước và bố trí CBCC, viên chức đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu công việc làm khâu đột phá trong cải cách hành chính trên địa bàn.

- Tiếp tục thực hiện tiêu chí: “Lấy lợi ích và sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả của Chương trình Cải cách hành chính”. Phấn đấu thực hiện tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn từ 99% trở lên trong lĩnh vực nhà đất, đô thị và 100% ở các lĩnh vực khác.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ và các Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về kiểm soát thủ tục hành chính, đưa công tác kiểm soát thủ tục hành chính ngày càng đi vào nề nếp.

- Tiếp tục thực hiện niêm yết, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình, thành phần hồ sơ, các loại biểu mẫu, thời gian giải quyết và trả kết quả, lệ phí. Kịp thời cập nhật, bổ sung, công bố và thực thi đơn giản hoá thủ tục hành chính theo các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên bằng nhiều hình thức tại Trung tâm Hành chính quận, Ủy ban nhân dân 15 phường và trên trang thông tin điện tử của quận để người dân và các tổ chức tiếp cận. Tập trung vào các lĩnh vực quản lý xây dựng, nhà đất, hộ tịch, khiếu nại, tố cáo và đăng ký kinh doanh. Đẩy mạnh công tác Truyền thông - Thông tin về cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính.

- Thực hiện rà soát và kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ thay thế những thủ tục hành chính đang áp dụng không còn phù hợp với tình hình thực tế.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc quận; tiếp tục thực hiện công tác phối hợp kiểm tra, xử lý tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân và tổ chức.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008; Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý phản ảnh, kiến nghị cá nhân tổ chức về quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính và vai trò giám sát của cá nhân và tổ chức đối với việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước từ quận đến phường.

Đối với cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông cần được tiến hành đồng bộ với những cải cách khác nhau mang lại hiệu quả. Nếu tập trung vào một cửa liên thông mà không chú trọng tới việc nâng cao chất lượng CBCC, xây dựng hệ thống thủ tục hành chính công khai, đơn giản và minh bạch hay không quan tâm tới đầu tư cơ sở vật chất và quan tâm tới việc bảo đảm chế độ đãi ngộ cho CBCC thì hiệu quả của cơ chế một cửa liên thông sẽ không cao.

Hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính của nước ta. Trong thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)