7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số kiến nghị đối với UBND quậnTân Bình, các Sở ban ngành có liên quan
liên quan.
Ủy ban nhân dân quận Tân Bình cần tham mưu với UBND dân Thành phố nâng cao mức phụ cấp cho công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ vì khối lượng công việc hàng ngày tại bộ phận này rất lớn, cộng với áp lực công việc khi phải thường xuyên tiếp xúc với tổ chức, cá nhân, trả lời những thắc mắc, cũng như hướng dẫn tổ chức, cá nhân. Mặt khác, để đảm bảo tính công bằng thì cần phải xác định mức độ phụ cấp dựa vào kết quả giải quyết hồ sơ bình quân hàng tháng của từng cơ quan, đơn vị. Để từ đó có mức phụ cấp phù hợp và xứng đáng với kết quả công việc. Cải thiện chế độ tiền lương cho đội ngũ CBCC, đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần cho CBCC để họ có thể quyết tâm vào công việc mà không phải lo nghĩ kiếm thêm từ các công việc khác hay gây khó khăn phiền hà cho người dân để vòi vĩnh khi giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời với phụ cấp thì việc đánh giá hiệu quả qua kết quả lao động là một phương pháp đánh giá mang tính khách quan và công bằng.
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai một cách có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan đơn vị ở các cấp hành chính có giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân. Đẩy mạnh việc nghiên cứu các mô hình, quy trình thực hiện một cửa liên thông theo ngành, lĩnh vực đảm bảo việc giải quyết hồ sơ hành chính cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp được thực hiện nhanh gọn, tiết kiệm chi phí.
- Ủy ban nhân dân Thành phố cần xem xét, điều chỉnh việc phân cấp trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhằm đảm bảo thời gian giải quyết đúng hạn cho người dân. Sau khi Nghị định 43/2014/NĐ-CP có hiệu lực, cần có hướng dẫn cụ thể, phân định rõ những thủ tục hành chính nào thuộc thẩm quyền của Phòng Tài nguyên và Môi trường, thủ tục hành chính nào thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai. Xây dựng lại quy trình liên thông giữa hai cơ quan này trong giải quyết thủ tục hành chính để xác định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan. Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Cục Thuế Thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế liên thông đối với hồ sơ chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế là bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giải quyết hồ sơ hành chính.
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành lại Bộ thủ tục hành chính dùng chung cho quận và phường trên cơ sở cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật; ban hành Quy chế thực hiện liên thông đối với các nhóm lĩnh vực, thủ tục hành chính đã và sẽ triển khai liên thông, tiến đến ban hành thủ tục hành chính thay thế cho các nhóm thủ tục liên thông; triển khai lộ trình thực hiện niêm yết thủ tục hành chính, khảo sát lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp bằng hệ thống điện tử cho 24 quận - huyện trên địa bàn Thành phố.
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở ngành Thành phố tăng cường tổ chức tập huấn cho CBCC chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, trong đó chú trọng bồi dưỡng kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nướcđể đảm bảo tính thống nhất và phát huy hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Tiểu kết chƣơng 3
Thực hiện cơ chế một cửa liên thông là biện pháp tích cực nhằm đổi mới phương thức giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức, từ đó từng bước hoàn thiện hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ công của nhà nước. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, tổ chức. Thông qua việc phân tích thực trạng ở chương 2 đã chỉ ra được kết quả của công tác áp dụng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. Việc áp dụng cơ chế này tại UBND quận Tân Bình mang lại nhiều thành tựu và kết quả đang khích lệ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện. Do vậy để khắc phục những khó khăn, hạn chế và nâng cáo chất lượng việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông, UBND quận Tân Bình cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Những giải pháp trên phải được thực hiện với sự quyết tâm cao của toàn hệ thống chính quyền từ đội ngũ lãnh đạo đến đội ngũ CBCC, viên chức có như vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất. Chương 3 này tác giả đã hướng đến những giải pháp cụ thể và đưa ra một vài kiến nghị đối với UBND quận cũng như cấp trên để hoàn thiện hơn nữa cơ chế này.
KẾT LUẬN.
Cải cách hành chính ở quận Tân Bình trong những năm qua đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, mặc dù còn một số khó khăn vướng mắc nhưng có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Thành uỷ, UBND quận và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên. Thủ tục hành chính đã được rà soát và đơn giản hóa, thông thoáng hơn, hoàn bị hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính. Chính điều đó, đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Bình nói riêng phát triển ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại, những thành công, hạn chế này chỉ dừng lại ở báo cáo nội bộ trong cơ quan mà chưa được nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu khoa học và đề xuất cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận Tân Bình là một việc cần kíp trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở nhìn nhận khách quan những mặt còn hạn chế, yếu kém và tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của thực trạng nêu trên, vận dụng những lý luận về cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa liên thông”, tác giả đề xuất những giải pháp đồng bộ để hiệu quả cải cách thủ tục hành chính ở UBND quận Tân Bình được nâng lên, phát huy được những tiềm năng về kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự quản lý của bộ máy chính quyền cấp huyện.
Tóm lại, việc giải quyết những vấn đề nan giải về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” của UBND quận Tân Bình nói riêng và của cả nước nói chung hiện nay được coi là khâu để tiếp tục đột phá. Giải pháp tốt nhất là phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến cải cách hành chính cả về thể chế, bộ máy, cơ chế hoạt động, xây dựng đội ngũ CBCC, tài chính, lương bổng, chỉ có thể giải quyết thành công một công việc, nếu như đặt nó trong tổng thể những vấn đề cần giải quyết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Khắc Ánh (2012), Hành chính so sánh, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01 tháng 8 năm 2007 về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Hà Nội.
3. Bộ Nội vụ (2015), Công văn số 1693/BNV-CCHC ngày 08 tháng 5 năm 2015 về triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quyết định số 09/2015/QĐ-TTg, Hà Nội.
4. Bộ Nội vụ (2015), Công văn số 5274/BNV-CCHC ngày 13 tháng 11 năm 2015 về hướng dẫn triển khai nhân rộng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp huyện theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg, Hà Nội.
5. Bộ Nội vụ (2004), Tờ trình số 1443/TTr-BNV ngày 11/6/2004 của Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ về báo cáo Bộ Chính trị về công tác cải cách hành chính, Hà Nội.
6. Chính phủ (1994), Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 quy định chế độ, trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, Hà Nội.
8. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 53/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2007 vể ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Hà Nội.
9. Chính phủ (2007), Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010, Hà Nội.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Hà Nội.
11. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính. Hà Nội.
12. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 30c/NQ/CP của Chính phủ ngày 08 tháng 11 năm 2011 Ban hành chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội.
13. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ/CP của Chính phủ ngày 08 tháng 11 năm 2011 Ban hành chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội.
14. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
15. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (2008), Sổ tay nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư Pháp.
16. Lê Thị Kim Chung (2015, Thưc hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
17. Hà Hùng Cường (Chủ nhiệm) (2010), Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước do Viện khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Đặng và Lương Văn Tự (2007), Khi Việt Nam đã vào WTO, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
19. Lê Yến Duy (2010), Về mô hình một cửa liên thông hiện đại ở Bến Tre, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 9.
20. Phan Khắc Duy (2010), Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Bắc Giang tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính, Tạp chí Tổ Chức Nhà nước.
22. Nguyễn Trường Giang (2016), Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
23. Đinh Duy Hòa (2012), Một số nội dung chủ yếu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, Tạp chí Tổ chức Nhà nước,1 Tr.21, Hà Nội.
24. Học viện Hành chính (2002), Thuật ngữ Hành chính. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
25. Học viện Hành chính (2012), Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, NXB Chính trị hành chính.
26. Hồ Bá Thâm và Nguyễn Thị Hồng Diễm (2008), Lực cản và động lực cải cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
27. Học viện hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Thủ tục hành chính, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
28. Học viện hành chính (2011), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB khoa học và kỹ thuật.
29. Học viện Hành chính quốc gia (2014), Xây dựng nền hành chính công theo yêu cầu phát triển, hộ nhập trong môi trường khoa học và công nghệ hiện đại, Đề tài khoa học cấp Bộ.
30. Học viện Hành chính quốc gia (2014), Xây dựng nền hành chính công theo yêu cầu phát triển, hội nhập trong môi trường khoa học và công nghệ hiện đại, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
31. HĐND Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Nghị quyết số 19/2015/NQ- HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2015 về quy định chế độ hỗ trợ và công tác phí đối với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Quỳnh Hoa (2010), Cải cách thủ tục hành chính: Đột phá tư khâu cán bộ, http://vpcp.chinhphu.vn.
33. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1995), Một số vấn đề cải cách thủ tục hành chính, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Hữu Khiển (2010), Luận về thủ tục hành chính, Tạp chỉ Tổ chức nhà nước.
35. Nguyễn Văn Linh (2013), Kiểm soát thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 5.
36. Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Nhà xuất bản Lao động.
37. Dương Tráng (2012), Vấn đề chính sách nhìn từ thực tế cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Gia Lai, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 1.
38. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên) (1997), Giáo trình Hành chính học đại cương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Trần Văn Tấn (2011), Cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” – Nghiên cứu từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
40. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005) Tr 274-275.
41. Tạp chí Đầu tư nước ngoài (2011), Đặc san Chung tay cải cách thủ tục hành chính, Bài của Alanin Cany, Tiếp tục cải cách toàn diện và quyết liệt hơn, Nxb Tri thức, Hà Nội.
42. Tạp chí Đầu tư nước ngoài (2011), Đặc san Chung tay cải cách thủ tục hành chính, Bài của Đinh Văn Ân, Chính phủ cần tiếp tục điều hành trực tiếp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
43. Đồng Minh (2015), Mô hình một cửa liên thông ở Cà Mau: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, Tạp chí cộng sản số 07.
44. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (2014), Hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân quận (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.