Bài học cho huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học cho huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Từ thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của những địa phƣơng trên, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

nói chung và công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt của huyện Vân Canh nói riêng nhƣ sau:

Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc, kịp thời

các quan điểm chỉ đạo của Trung ƣơng về chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đồng thời cần phải xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị nhận thức sâu sắc, đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt ở cấp huyện.

Hai là, cần tiếp tục nêu cao trách nhiệm của cơ quan có liên quan. Cơ

quan trực tiếp tham mƣu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, Thƣờng trực Huyện ủy về công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt là Ban Tổ chức Huyện ủy. Đối với công tác tạo nguồn, Ban Tổ chức Huyện ủy cần có sự tập trung và sâu sát hơn nữa. Thƣờng xuyên đi cơ sở để có cái nhìn tổng quan về đội ngũ cán bộ. Cần chủ động đề ra kế hoạch, xác định thời gian, tiến độ thực hiện, mục tiêu cụ thể cho công tác tạo nguồn cán bộ. Ban Tổ chức Huyện ủy trong quá trình triển khai phải bám sát những chủ trƣơng, quan điểm, định hƣớng, nghiên cứu kỹ những văn bản hƣớng dẫn để tham mƣu tạo sự thống nhất và khoa học trong hoạt động. Định kỳ, Ban Tổ chức Huyện ủy phải báo cáo Ban Thƣờng vụ Huyện ủy xem xét, quyết định về tiến độ, mục tiêu đạt đƣợc trong công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt ở mỗi giai đoạn.

Ba là, phải quán triệt quan điểm, công tác tạo nguồn cán bộ là công tác

lâu dài, là việc làm thƣờng xuyên của cấp ủy và nhất là không có tính “mùa vụ”. Cho nên cần phải xây dựng một kế hoạch nghiêm túc, xác định cụ thể đối tƣợng dự nguồn, coi trọng xem xét, đánh giá cán bộ, bảo đảm đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện. Đồng thời cần mở rộng dân chủ để phát hiện nguồn cán bộ, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, định kiến, hẹp hòi đối với cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ.

Bốn là, trong công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt, không đơn thuần là

xác lập danh sách và theo dõi một cách thụ động. Ban Chấp hành Đảng bộ phải có các chƣơng trình cụ thể nhằm gắn kết đối tƣợng dự nguồn này với các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, đề bạt bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng để cán bộ đƣợc trƣởng thành tốt hơn trong thực tiễn công tác, đủ điều kiện để “vào vị trí”.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, luận văn đã tập trung hệ thống hóa, làm rõ một số cụm từ, khái niệm cơ bản, làm rõ cơ sở lý luận về tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp huyện trong hệ thống chính trị ở nƣớc ta. Cụ thể, đã đƣa ra các khái niệm có tính chất nền tảng nhƣ: Cán bộ, cán bộ chủ chốt cấp huyện, “nguồn”, “tạo nguồn”; đồng thời, tác giả đã phân tích, tìm hiểu về vai trò của cán bộ chủ chốt, những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện, vai trò của công tác tạo nguồn trong công tác cán bộ, nội dung công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp huyện và những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt ở cấp huyện.

Bên cạnh đó, trong Chƣơng này, tác giả cũng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm, cách làm hay, đạt hiệu quả của một số địa phƣơng có yếu tố vị trí địa lý, kinh tế-xã hội gần giống với huyện Vân Canh và một số địa phƣơng đi đầu thực hiện thí điểm mô hình mới trong việc triển khai, thực hiện công các khâu trong công tác cán bộ… từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Qua đó một lần nữa khẳng định, làm rõ vai trò, tầm quan trọng đối với công tác cán bộ nói chung và công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt nói riêng trong hệ thống chính trị ở nƣớc ta, nêu bậc tính cấp thiết, ý nghĩa của luận văn đối với công tác cán bộ, công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt của huyện Vân Canh hiện nay.

Tất cả những căn cứ trên, làm hệ thống cơ sở lý luận vững chắc để tác giả triển khai, tiến hành nghiên cứu thực tiễn, đánh giá một cách tổng quan về thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định trong thời gian qua để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt của huyện trong thời gian tới.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN CÁN BỘ CHỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)